Nhà thơ Đặng Thành Văn ân cần với chữ của văn chương

TUY HÒA - Thứ Ba, 21/02/2023 , 17:19 (GMT+7)

Nhà thơ Đặng Thành Văn thể hiện sự ân cần với sáng tác của các đồng nghiệp cầm bút ở quê hương năm tấn, qua tập tiểu luận phê bình ‘Chữ của văn chương’.

Nhà thơ Đặng Thành Văn.

Nhà thơ Đặng Thành Văn.

Nhà thơ Đặng Thành Văn năm nay bước vào tuổi cổ lai hy. Sinh ra và lớn lên ở thôn Kỳ Trọng, xã Đông Hà, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhà thơ Đặng Thành Văn cả đời gắn bó với quê lúa bằng những rung cảm “Sông Cái ôm vào lòng tuổi thơ chúng tôi trong tiếng nấc nghẹn ngào ra biển”.

Nhà thơ Đặng Thành Văn từng xuất bản các tập thơ “Với cỏ”, “Đồng dao muộn”, “Ba hai một”... Người đàn ông hiền lành trong đời và đắm đuối trong thơ ấy, từng tự thú “Trời tạc vào ta lành lạnh thịt da xa xăm cái nhìn thiếu nữ”.

Không chỉ viết cho mình, nhà thơ Đặng Thành Văn còn quan tâm đến tác phẩm của đồng nghiệp và đồng hương một cách trìu mến. Tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, chính là minh chứng cụ thể nhất cho tấm lòng nhà thơ Đặng Thành Văn với tri âm.  

Nhà thơ Đặng Thành Văn nói về tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” bằng sự khiêm nhường: “Việc rất nhỏ của tôi là phẩm bình, gạn đục khơi trong những tác phẩm tôi đã được đọc, chọn ra những ký tự tâm hồn ấy để giới thiệu với đông đảo bạn đọc. Cơ hồ đem lại một chút niềm vui nho nhỏ cho những ai yêu thích văn chương. Cái cảm, thông qua lý trí soi xét, đến sự hiện diện trên trang sách là cả một công việc nhọc nhằn tiếp theo”.

Thế nhưng, đọc tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” có thể mường tượng tương đối rõ nét sức sống văn chương Thái Bình. Quê hương năm tấn đã góp vào đời sống văn chương Việt Nam hiện đại nhiều tên tuổi như Dũng Hà, Minh Chuyên, Nguyễn Khoa Đăng, Văn Chinh, Vũ Đảm, Y Ban, Hà Văn Thùy... Ngoài những nhân vật thành danh đã rời xa Thái Bình mà lập nghiệp phương khác, thì trên mảnh đất Thái Bình hôm nay văn chương tiếp tục nảy nở ra sao? Nhà thơ Đặng Thành Văn dùng tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” để trả lời giúp công chúng.

Tập sách phô diễn sức sống văn chương trên quê hương năm tấn.

Tập sách phô diễn sức sống văn chương trên quê hương năm tấn.

Với dung lượng 250 trang sách, tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” phản ánh một diện mạo văn chương Thái Bình khá đầy đặn, từ những tác giả có tầm vóc vượt khỏi giới hạn địa phương như Bút Ngữ, Đức Hậu, Võ Bá Cường, Trần Văn Thước, Đỗ Trọng Khơi, Thiếu Văn Sơn, Nguyễn Long đến những tác giả lặng lẽ viết cùng đồng ruộng chôn nhau cắt rốn như Công Viễn, Quang Cử, Đặng Toán, Trần Thuyên, Nguyễn Anh Quốc, Trần Đức Hiền, Đặng Văn Toàn, Trần Đức Toản...

Văn chương vốn không có địa giới hành chính, nhưng văn chương lại rất chú trọng bản sắc vùng miền. Mỗi khu vực văn chương được xem là may mắn, khi có được một nhà phê bình am tường thường xuyên dõi theo để phát hiện và cổ súy những nhân tố sáng tạo. Nhà thơ Đặng Thành Văn đang làm công việc cần thiết cho sự kết nối và lan tỏa văn chương Thái Bình, mà tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” là một ví dụ thuyết phục.   

TUY HÒA
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại2

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.