Nữ sĩ Việt gửi ra thế giới một trái tim không biết quỳ

PHẠM TUẤN - Thứ Ba, 04/04/2023 , 12:23 (GMT+7)

Nữ sĩ Việt quen thuộc với bút danh Đặng Nguyệt Anh vừa được Nhà xuất bản Ukiyoto phát hành tập thơ ‘Trái tim không biết quỳ’ đến công chúng thi ca Bắc Mỹ.

Nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh. 

Nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh. 

Nữ sĩ Việt xuất hiện trên thị trường sách quốc tế vốn không nhiều. Nữ sĩ Việt đến với độc giả thơ khu vực Bắc Mỹ càng hiếm hoi. Vì vậy, trường hợp Đặng Nguyệt Anh ra mắt với tư cách một nữ sĩ Việt tại Canada, cũng là một hoạt động giao lưu và quảng bá văn hóa đáng chú ý.

Một nữ sĩ Việt như Đặng Nguyệt Anh vốn không xa lạ với công chúng trong nước. Thế nhưng, ở tuổi 75, Đặng Nguyệt Anh lại được Nhà xuất bản Ukiyoto ấn hành tập thơ “Trái tim không biết quỳ” (The heart not knowing to kneel) để kết nối với độc giả quốc tế, bằng tâm tư: “Gửi đi một chút heo may/ Để bên ấy, biết bên này thu sang/ Cho em đỏ chút lá bàng/ Cho em xanh chút mơ màng trời xanh”.

Tập thơ “Trái tim không biết quỳ” do dịch giả Khánh Phương chuyển ngữ. Đối với sự xuất hiện của nữ sĩ Việt đưa “Trái tim không biết quỳ” ra khỏi biên giới, dịch giả Khánh Phương chia sẻ: “Sau này, khi gửi thơ đã chuyển ngữ cho bạn văn thơ quốc tế thẩm định và biên tập, họ từng nhận xét “Đó là những áng thơ giúp tôi hiểu hơn về Tổ quốc Việt Nam, về những con người chịu thương chịu khó, về những nét bình dị nhưng vô cùng đẹp, khắc họa nên một Việt Nam yêu chuộng hòa bình… Câu thơ ngắn gọn, xúc tích và tôi rất thích…”. Còn gì hạnh phúc hơn cho tác giả, dịch giả và những người làm cầu nối hòa kết cây cầu văn chương hơn lời nhận xét ấy?

60 bài thơ trong tập thơ “Trái tim không biết quỳ”, phần nào giúp cho người đọc hiểu thêm về nội tâm của một nhà thơ không nhiều tham vọng, không có mưu cầu danh lợi, mà chỉ âm thầm tận tụy gắn bó với thơ, chắt chiu từng khoảnh khắc đẹp giữa đời thường để dâng hiến cho người đọc. Không chói lọi, lung linh mà nhẹ nhàng, dẫn dắt, chinh phục độc giả”.

Với “Trái tim không biết quỳ”, nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh trình bày những run rẩy tinh tế của tâm hồn Việt. Đó là khi chị nhìn hoa dại bâng khuâng: “Những nhánh bâng khuâng nở tím chiều/ Một đời hoa chỉ biết thương yêu/ Hỏi bao nhiêu tuổi, em chẳng nói/ Cứ nở cho chiều bớt hắt hiu”. Đó là khi chị nhớ con sông Ninh tuổi nhỏ: “Đò xưa/ Giờ đã nhổ neo/ Bến xưa/ Giờ đã bao nhiêu đổi dời/ Hỡi con sông của đời tôi/ Chở bao kỷ niệm một thời ấu thơ”. Đó là khi chị nhắn nhỉ tri âm: “Gọi trăng cho gió về say/ Gọi hoa về nở/ Gọi mây về ngàn/ Gọi người lạc cuối nhân gian/ Hãy đi về phía thiên đàng đợi tôi”.

Tập thơ 'Trái tim không biết quỳ' ấn hành tại Canada.

Tập thơ "Trái tim không biết quỳ" ấn hành tại Canada.

Đã từng tham dự một số chương trình giao lưu thơ quốc tế, lần này gửi ra thế giới một “Trái tim không biết quỳ”, nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh thổ lộ: “Thơ là cuộc sống. Với tôi, con người cụ thể bằng xương thịt và thơ đã hòa quyện vào nhau, không thể tách rời! Cảm ơn số phận đã cho tôi là một nhà thơ. Nhờ thơ, tôi có một đời sống tâm hồn phong phú. Có bạn bè ở khắp mọi nơi. Được chia sẻ, yêu thương. Tôi không định nghĩa về thơ, vì quá nhiều người đã định nghĩa. Có người cho rằng: Thơ là sự viết sai ngữ pháp. Tôi không quan tâm, chỉ muốn thơ, của mình có nhiều độc giả, và chia sẻ được với họ”.

Sau khi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ tập thơ “Trái tim không biết quỳ” tại Canada, nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh cho biết sẽ tiếp tục hợp tác phát hành ấn phẩm này tại Đức và Anh. Bởi lẽ, với nữ sĩ Việt, đó là cuộc dạo chơi thú vị: “Nhẹ không một gánh vô thường/ Khoan thai đi hết con đường trần gian/ Một mai nắng núi mưa ngàn/ Hồn thanh thản giữa chín tầng mây xanh”.

PHẠM TUẤN
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại3

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.