Tản văn Phan Thị Hà Dương: Làm mẹ

. - Thứ Tư, 08/03/2023 , 07:44 (GMT+7)

Hôm nay tôi sẽ không viết nhiều về niềm vui các con đem lại mà tôi sẽ viết về niềm vui khi được làm mẹ.

me-don-than-nhung-dieu-duoc-mat

Chính nhờ có việc sinh ra các con mà tôi hiểu rằng tôi hạnh phúc thế nào khi sinh ra được là phái nữ. Ảnh minh họa.

Ngày mai sinh nhật cậu út của tôi, anh chàng vẫn vô cùng trẻ con, luôn thích thơm má mẹ và ôm mẹ, anh chàng mà chỉ cần nghĩ tới thôi là tôi đã cảm thấy nguồn nhựa sống dạt dào trong người con như đã lan tỏa sang mẹ.

Nhưng hôm nay tôi sẽ không viết nhiều về niềm vui các con đem lại mà tôi sẽ viết về niềm vui khi được làm mẹ.

Chính nhờ có việc sinh ra các con mà tôi hiểu rằng tôi hạnh phúc sao khi sinh ra được là phái nữ.

Suốt tuổi thơ tôi là một cô bé nghịch ngợm, hay lý sự, tất cả những lúc cả lũ con gái bị phạt thì các thầy cô chẳng cần truy xét gì sẽ tóm cổ tôi luôn - là đứa đầu têu. Nhiều lúc tôi ước mình là con trai, là con trai thì không ai chê tôi nghịch, là con trai tôi thả sức tang bồng, là con trai chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn, khoáng đạt hơn, liều lĩnh hơn, bay tới những chân trời xa hơn.

Nhưng vì rằng tôi không thể thay đổi được số phận nên tôi quyết tin vào điều là con gái chẳng kém gì con trai, con gái cũng thông minh, con gái cũng nhanh, con gái cũng liều. Và mỗi khi có ai đó chê bai hay đặt ra những giới hạn cho con gái là tôi lại nghĩ họ thật là ấu trĩ, lạc hậu.

Sau này khi đã lớn lên, tôi thật sự công nhận rằng có những điều con gái không thể bằng con trai được. Cũng có thể cùng một trí thông minh như nhau, nhưng sự tập trung đã rất khác nhau. Con gái khó có thể ngồi hàng giờ hàng ngày hàng tuần như khi xưa để nghĩ mãi nghĩ mãi một bài toán khó, thể nào rồi cũng sao nhãng, rồi cũng mơ mộng, rồi cũng lãng đãng sương mù. Con gái nhạy cảm, con gái không đủ phũ như con trai nên sự hài hước thường thua một bậc.

Nhưng tôi vẫn cảm thấy vui vì là con gái, cảm thấy tất cả vẻ dịu dàng mềm mại xinh tươi của những cô gái mà các chàng trai không bao giờ có được. Vậy nên, một cách nào đó cán cân có vẻ công bằng, sinh ra là con trai hay là con gái đều thích như nhau cả, thật là khó so sánh.

Chỉ đến khi tôi sinh con. Chín tháng mang thai thật đẹp, thật vui tuyệt vời, chúng tôi đã vứt hết đồ đạc cũ và dốc tiền tiết kiệm ra sắm sửa lại tất cả là đồ mới, từ giấy dán tường đến bàn ghế tủ giường, thậm chí cưa cưa đục đục cả cái tủ bếp mới, ôi chúng tôi đã làm tất cả để chờ đón đứa con đầu lòng. Và dạo ấy sao chẳng mệt gì cả.

Nhưng khi sinh con, ôi sinh con đau chưa từng thấy, và sau đó, sau đó cả người tôi yếu ớt vô cùng. Mẹ bảo sinh con xong là người yếu mềm như con sứa. Tôi còn thấy hơn cả thế nữa, cứ như thể tôi vừa lột xác vậy, và giờ đây là một cơ thể hoàn toàn mới, cả khoảng trống mênh mông trong cơ thể và những cơn đau, và xót xa như rụng bàn tay. Dường như tất cả sinh lực của cơ thể dẻo dai khi xưa đã dồn cho con trai bé bỏng đang tròn xoe đôi mắt ngây thơ. Dường như tôi được sinh ra lần thứ hai.

Trong trạng thái cơ thể đau đớn và yếu đuối, tinh thần tôi bay vút lên và tôi cảm giác mình đã chạm đến chân Người, hỡi Thượng đế! Như thể tôi đã đạt đến cái quyền năng của Thượng đế là tạo ra một thiên thần đáng yêu và sinh động đến dường kia. Tôi muốn nói với Người biết bao nhiêu rằng tôi hạnh phúc, tôi cảm ơn Người đã sinh ra tôi là một cô bé để bây giờ tôi chạm được đến sự bí mật này.

Đúng, giây phút ấy tôi cảm thấy như mình đang nắm giữ Sự bí mật, đang chia sẻ một bí mật mà chỉ có tôi và Thượng đế biết. Và trời ơi, thật kỳ lạ chưa, tôi thấy thương cho những người đàn ông, họ sẽ không bao giờ được biết. Không bao giờ. Không cách nào. Họ sẽ chỉ là những người đứng ngoài cánh cửa bí mật, với trăm ngàn tưởng tượng tò mò, trăm ngàn cố gắng không ngơi nghỉ để có thể cảm nhận, có thể chia sẻ, nhưng dẫu thế tất cả những khao khát nỗ lực ấy vẫn chỉ cho họ một thoáng cảm nhận lờ mờ hư ảo, và chẳng bao giờ họ chạm được vào Sự thật.

Cơn đau cũng như Tình yêu vậy, ta chỉ có thể biết niềm hạnh phúc mà nó mang lại khi ta trải nghiệm nó.

Phan Thị Hà Dương

.
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.