Trình diễn cơ giới sản xuất lúa trên đồng ruộng tại Agritechnica Asia Live 2022
Thứ Năm 25/08/2022 , 10:43 (GMT+7)Sáng 25/8, trong chuỗi sự kiện Agritechnica Asia Live 2022, tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp đã trình diễn cơ giới sản xuất lúa trên đồng ruộng.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, các đại biểu trong nước và quốc tế cùng ra đồng. Có hàng ngàn nông dân của 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tham quan trình diễn máy móc cơ giới hóa.
Ngày hội trình diễn các loại máy móc cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên đồng ruộng diễn ra tại Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) và nằm trong chuỗi sự kiện Agritechnica Asia Live 2022.
Công ty TNHH Máy nông nghiệp Yanmar Việt Nam trình diễn máy gặt đập liên hợp Yanmar YH850G.
Máy gặt đập liên hợp Yanmar YH850G với loại bồn chứa và vòi xả hỗ trợ thuận tiện cho việc đóng bao lúa ngay tại đồng ruộng, từ đó giúp tiết kiệm công lao động và chi phí.
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Sài Gòn Kim Hồng trình diễn 2 thiết bị là máy sạ cụm (trong ảnh) và máy bay không người lái (drone) từ Hàn Quốc. Với ưu điểm của các thiết bị này là giúp giảm giống, qua đó giảm lượng phân, thuốc BVTV, hạn chế được sâu bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng lúa thương phẩm.
Đồng hành với sự kiện Agritechnica AISA Live 2022, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu mô hình canh tác lúa tiên tiến: Ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ/cấy và các tiến bộ kỹ thuật đồng bộ nhằm tiết kiệm giống, phân bón, công lao động, giúp cây lúa khỏe, phát triển tốt, ít sâu bệnh, hạn chế đổ ngã.
Khách tham quan bộ giống lúa mới của Viện Lúa có đặc tính vượt trội. Các giống lúa trình diễn có thời gian sinh trưởng ngắn (85 - 100 ngày) gồm các nhóm giống lúa chất lượng cao cấp, chất lượng cao, giống lúa cao sản, nếp và Japonica. Tổng số giống lúa trình diễn là 16 giống, trong đó sử dụng giống OM4900 và OM5451 làm đối chứng.
Hai nhà tài trợ Kim Cương sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 tại Cần Thơ là Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền – thương hiệu phân bón Đầu Trâu và Công ty Bayer Việt Nam. Bình Điền là một trong những công ty sản xuất - kinh doanh NPK lớn nhất cả nước với sản lượng hàng năm gần 1 triệu tấn. Từ 2016 đến nay, Công ty phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh, thành thực hiện chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long với gần 500 mô hình trên tổng diện tích 250 ha. Trong ảnh: Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường tham quan mô hình canh tác lúa thông minh.
Trung tâm đổi mới xanh Việt Nam (GIC) giới thiệu mô hình các kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến tại Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình nhằm trình diễn các kỹ thuật canh tác lúa cải tiến trong bối cảnh sản xuất bền vững giúp nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo; đồng thời thuyết phục nông dân áp dụng kỹ thuật, đạt yêu cầu chất lượng - MRL phù hợp với thị trường chất lượng cao ở EU và Hoa Kỳ, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập và giảm khí thải.
Mô hình cơ giới sạ lúa tăng hiệu suất và giảm tác động môi trường là công nghệ được phát triển bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và Công ty APV Austria. Mục tiêu: Giảm hơn 50% lượng giống so với phương pháp sạ truyền thống; giảm trên 20% phân bón; giảm nguy cơ sâu bệnh, dịch hại và lưu trú; không giảm năng suất nhưng giảm 10-25% phát thải khí nhà kính.
Công ty Cổ phần Đại Thành tham dự với vai trò là nhà tài trợ Vàng sự kiện Agritechnica Asia Live 2022. Đồng thời, đây cũng là đơn vị triển khai giải pháp canh tác lúa thông minh giảm phát thải khí nhà kính, ứng dụng máy bay nông nghiệp để phun phân bón hữu cơ vi sinh trong quá trình gieo sạ - chăm sóc lúa nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và tăng thu nhập cho người sản xuất.
Ứng dụng drone giúp giảm 20% lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm 90% giờ lao động phổ thông, giảm đến 90% lượng nước sử dụng và đặc biệt là giảm thiểu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất và nguồn nước. Từ đó góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Cận cảnh một máy bay không người lái (drone) được ứng dụng trong cơ giới sản xuất lúa trên đồng ruộng. Thiết bị góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và tăng thu nhập cho người sản xuất lúa.
Trong sự kiện Agritechnica AISA Live 2022, Công ty Bayer Việt Nam - một trong hai nhà tài trợ Kim Cương, trình diễn mô hình các giải pháp canh tác bền vững với mục tiêu: Mang đến các giải pháp sáng tạo trong canh tác, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Bayer Việt Nam cùng tham gia các hoạt động khác trong chuỗi sự kiện này thể hiện sự cam kết phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam.
Tại sự kiện Agritechnica Asia Live 2022, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM (NLU) trình diễn công nghệ san phẳng laser. Đây là công nghệ cơ giới hóa chính xác, giúp cho mặt ruộng bằng phẳng (không dốc và không chênh lệch).
tin liên quan
Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân
Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.
Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt
Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.
Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ ký giao ước thi đua năm 2025
Ninh Thuận Khối thi đua Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Việt Nam - Nhật Bản tăng cường kết nối chuỗi cung ứng nông sản
Ngày 22/11, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam.
Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm
Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.
Chính sách tốt sẽ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp sinh học
Để công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam cần có chính sách thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp.