| Hotline: 0983.970.780

Trồng hồi ghép theo hướng hữu cơ phục vụ xuất khẩu

Thứ Tư 18/12/2024 , 15:21 (GMT+7)

Dự án 'Xây dựng mô hình trồng hồi ghép theo hướng hữu cơ phục vụ chế biến và xuất khẩu' giai đoạn 2022-2024 được triển khai tại Quảng Ninh cho kết quả khả quan.

Cây hồi mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cây hồi mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Trong những năm qua, nguồn thu nhập từ cây hồi giúp người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu. Nhu cầu mở rộng diện tích cây hồi và trồng bổ sung, thay thế những rừng hồi già cỗi, năng suất thấp là rất lớn.

Thời gian qua, dự án “Xây dựng mô hình trồng hồi ghép theo hướng hữu cơ phục vụ chế biến và xuất khẩu” giai đoạn 2022-2024 được triển khai tại Quảng Ninh và Lạng Sơn. Dự án chuyển giao đồng bộ quy trình kỹ thuật sản xuất hồi áp dụng theo hướng hữu cơ, từ giống đến thu hoạch, nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đồng thời, dự án hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất hồi theo hướng hữu cơ nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm hồi tại hai tỉnh tham gia dự án; kết nối với các chương trình khác để tạo vùng nguyên liệu đáp ứng xuất khẩu.

Dự án cũng tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình tổ chức sản xuất, phát huy vai trò HTX liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Xây dựng mô hình trồng hồi ghép theo hướng hữu cơ phục vụ chế biến và xuất khẩu” đã đạt được một số kết quả. Cụ thể, dự án đã xây dựng 6 mô hình trồng mới cây hồi ghép theo hướng hữu cơ phục vụ chế biến và xuất khẩu, quy mô 20 ha với 20 hộ tham gia trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, triển khai các bước theo đúng trình tự, tiến độ hợp đồng đã kí, mật độ cây đảm bảo 500 cây/ha; tỷ lệ sống đạt trung bình 92,5 -95%; số cây ra hoa đạt 30%.

Công ty Song Mộc đã phối hợp với các đơn vị liên quan như Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Lạng Sơn, UBND xã có mô hình triển khai và đại diện các hộ tham gia dự án, thực hiện liên kết bao tiêu sản phẩm hồi ghép.

Cán bộ Sở NN-PTNT Quảng Ninh kiểm tra chất lượng cây hồi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cán bộ Sở NN-PTNT Quảng Ninh kiểm tra chất lượng cây hồi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hợp đồng ký kết được xây dựng dựa trên quy chế đã thống nhất trước đó, tập trung vào một nội dung như đào tạo, tư vấn, chuyển giao, hỗ trợ cho tổ chức sản xuất, kỹ thuật. Tham gia phối hợp với các đơn vị liên quan, hướng dẫn hình thành chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hồi ghép trồng theo hướng hữu cơ; xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng liên kết bao tiêu đầu ra của sản phẩm hồi ghép theo hướng hữu cơ. 

Các cơ quan chuyên môn đã tổ chức 10 lớp tập huấn trong mô hình cho 200 lượt nông dân và 11 lớp tập huấn cho 330 nông dân hộ ngoài mô hình tại các huyện Bình Liêu, Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) và huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn).

Đối tượng tham gia là các hộ trồng cây hồi trong vùng quy hoạch, các vùng lân cận chưa được tham gia dự án, cán bộ hỗ trợ cộng đồng, nông dân có nhu cầu tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất theo hướng hữu cơ. Thông qua các lớp tập huấn học viên đã nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồi theo hướng hữu cơ cũng như sự cần thiết khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào mô hình. 

Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh đề nghị huyện Bình Liêu phối hợp quản lý các mô hình, tiếp tục đánh giá hiệu quả của dự án, từ đó phát triển vùng nguyên liệu an toàn theo quy hoạch của tỉnh. Bên cạnh đó, các hộ dân tham gia mô hình tiếp tục theo dõi, đánh giá, quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng cây hồi theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.