| Hotline: 0983.970.780

Trồng mới 10.000 cây xanh tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy

Thứ Ba 04/02/2025 , 13:34 (GMT+7)

Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thái Bình trồng mới 10.000 cây xanh tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy trong Lễ phát động Tết trồng cây năm 2025.

Sáng 4/2, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Đỗ Đức Duy; Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cùng đại diện các đơn vị phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng Ngày Đất ngập nước thế giới năm 2025 tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. Tham dự lễ phát động trồng cây có Trưởng đại diện UNDP Việt Nam - bà Ramla Khalidi.

Phát động Tết trồng cây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, việc trồng cây xanh, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong bối cảnh hiện tại, khi ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu đang có những tác động sâu rộng tới kinh tế - xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của người dân.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và  Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cùng đại diện các đơn vị, tổ chức tại Lễ phát động 'Tết trồng cây' năm 2025. Ảnh: K.Trung.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và  Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cùng đại diện các đơn vị, tổ chức tại Lễ phát động "Tết trồng cây" năm 2025. Ảnh: K.Trung.

Ông mong muốn các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và mỗi gia đình, cá nhân cùng chung tay trồng cây xanh trên cả nước, đồng thời tuyên truyền phổ biến đến cộng đồng dân cư để không chỉ trồng cây vào dịp Tết, mà trong cả mùa xuân, trồng cây trong cả năm khi điều kiện thời tiết thích hợp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường và tỉnh Thái Bình chọn Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy vì nơi đây có vị trí quan trọng trong công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học ở vùng đất ngập nước ven biển. Tại lễ phát động, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị đồng hành trao tặng khu bảo tồn và người dân huyện Thái Thụy 10.000 cây trang, cây bần. Sáng 4/2 sẽ tiến thành trồng 1.000 cây bần chua, 9.000 cây còn lại sẽ được trồng những ngày tiếp theo đến trước ngày 30/3 tùy theo điều kiện thời tiết.

"10.000 cây xanh của chương trình là những cây bản địa phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất ngập nước tỉnh Thái Bình, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước, phòng chống thiên tai, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đê biển, chắn sóng và tạo sinh kế bền vững cho nhân dân địa phương", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phát biểu tại lễ phát động.

"Tất cả các thành viên trong xã hội cần chung tay ngăn chặn tình trạng phá rừng trái phép. Đẩy mạnh các giải pháp dựa vào thiên nhiên, dựa vào cộng đồng, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người dân về bảo vệ, phát triển rừng", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cùng bà Ramla Khalidi (Trưởng đại diện UNDP Việt Nam) trồng cây tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. Ảnh: K.Trung.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cùng bà Ramla Khalidi (Trưởng đại diện UNDP Việt Nam) trồng cây tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. Ảnh: K.Trung.

Theo ông, việc bảo vệ rừng ngập mặn và bảo tồn đa dạng sinh học rất quan trọng, vì chúng không chỉ giúp duy trì hệ sinh thái mà còn bảo vệ đê biển, chắn sóng, hạn chế xâm nhập mặn và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định việc phát hiện và khen thưởng những tấm gương, mô hình và phương pháp hiệu quả cũng rất cần thiết để tạo sức lan tỏa và thúc đẩy nỗ lực chung của toàn xã hội.

Bà Ramla Khalidi (Trưởng đại diện UNDP Việt Nam) chia sẻ tại Lễ phát động: “Rừng ngập mặn được gọi là các "chiến binh khí hậu". Sự kiện trồng rừng ngập mặn hôm nay là sự kiện tôi rất mong đợi. Năm 2019, UNDP đồng hành và hỗ trợ tỉnh Thái Bình thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước Thái Thụy. Việc chăm sóc và gìn giữ khu bảo tồn này là minh chứng cho thấy Việt Nam có thể theo đuổi tăng trưởng và phát triển kinh tế mà không phải hy sinh, đánh đổi môi trường", bà Ramla Khalidi nói.

 
10.000 cây xanh được trồng mới tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy (tỉnh Thái Bình). Ảnh: K.Trung.

10.000 cây xanh được trồng mới tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy (tỉnh Thái Bình). Ảnh: K.Trung.

Theo bà Ramla Khalidi, đất ngập nước và rừng ngập mặn không chỉ đơn thuần là cảnh quan thiên nhiên, mà còn có vai trò huyết mạch trong bảo vệ các cộng đồng ven biển giảm thiểu tác động của các cơn bão và lũ lụt. Đó cũng là nguồn lưu trữ carbon để chống lại biến đổi khí hậu và nuôi dưỡng, gìn giữ các dịch vụ hệ sinh thái, đa dạng sinh học phong phú.

Đối với hàng triệu người dân Việt Nam, các hệ sinh thái này rất cần thiết cho sinh kế của họ, cung cấp thực phẩm, nguồn nước và tài nguyên cho cuộc sống bền vững. Bảo vệ các hệ sinh thái này vừa là trách nhiệm chung vừa là khoản đầu tư quan trọng cho tương lai.

Trưởng đại diện UNDP Việt Nam cho rằng phải nhận thức sâu sắc về những mối đe dọa liên tục đối với các vùng đất ngập nước và rừng ngập mặn, các nguy cơ xâm hại ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của các khu vực ven biển, đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người.

"Hãy để ngày hôm nay là lời kêu gọi hành động thêm nữa về bảo vệ các vùng đất ngập nước và rừng ngập mặn. Hành động phải luôn là trọng tâm trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam", bà Ramla Khalidi chia sẻ.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Hương ước giữ rừng ở xứ sở 'đệ nhất đinh hương'

Nghệ An Nhờ sự đồng lòng gìn giữ, bảo vệ, coi như báu vật của bản, những rừng gỗ đinh hương quý của bản Na Hang đã sinh sôi, vươn lên xanh tốt giữa đại ngàn.

Bình luận mới nhất