| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc - Bạn hàng lớn

Thứ Ba 17/09/2019 , 08:38 (GMT+7)

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với trao đổi năm 2018 đạt 106,9 tỷ USD, trong đó, Việt Nam XK 41,4 tỷ USD.

Trung Quốc là thị trường XK lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ và là thị trường NK lớn nhất của nước ta.

Xe tải xếp hàng ở bãi trước cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn.

Ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, đứng thứ 6 trong các thị trường XK và thứ 11 về thị trường NK. So với khu vực ASEAN, chúng ta là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Về XK nông thủy sản nói riêng, thị trường Trung Quốc chiếm 27% tổng lượng nông thủy sản XK của Việt Nam. Ngoài ra, mặt hàng này chiếm 30% tổng số hàng hóa Việt Nam xuất đi Trung Quốc. Với tỷ trọng như trên, từ năm 2016 - 2018, tăng trưởng XK nông thủy sản sang Trung Quốc bình quân mỗi năm tăng 12,5%.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, Trung Quốc mỗi năm NK khoảng 160 tỷ USD nông sản, trong đó rau quả chiếm 9 - 10 tỷ, thủy sản 8 - 10 tỷ, thịt và sữa 9 - 10 tỷ, gạo 2 - 2,5 tỷ. Với Việt Nam, theo số liệu năm 2018, Trung Quốc là thị trường số 1 cho cao su (hơn 1,3 tỷ USD), sắn và tinh bột sắn (hơn 0,8 tỷ USD), gạo (gần 0,7 tỷ USD) và rau quả (hơn 2,7 tỷ USD).

Bên cạnh đó, quốc gia láng giềng này là thị trường lớn cho chè, cà phê, thủy sản, đồ gỗ và lâm thổ sản. Chưa kể đến, sản phẩm động vật hoang dã nuôi trồng không thuộc danh mục cấm cũng rất tiềm năng.

Riêng về rau quả, Trung Quốc nhập khẩu 15% tổng lượng rau quả của thế giới, trong đó nhập 4,4 triệu tấn quả từ Mỹ, Hàn Quốc, Brazil, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2018, Trung Quốc nhập 2,78 tỷ USD rau quả từ Việt Nam và đang có 9 loại quả tươi xuất chính ngạch là thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.

Trong đó, thanh long xuất được gần 1,5 triệu tấn, xoài gần 400.000 tấn, dưa hấu hơn 300.000 tấn, mít/nhãn/chuối hơn 100.000 tấn, vải/chôm chôm dưới 100.000 tấn và riêng măng cụt thì mới được cấp phép xuất khẩu vào tháng 6 vừa qua nên chưa có thống kê.

Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy quá trình đàm phán để nối dài thêm danh sách này, trong đó ưu tiên cho sầu riêng và khoai lang tím, tiếp theo là thạch đen, chanh leo, bưởi, dừa, na, roi và bơ. Một số cây dược liệu như thảo quả, hồi, quế... cũng đang được xem xét.

Tuy nhiên, 7 tháng đầu năm 2019, trong khi xuất khẩu nông lâm thủy sản sang nhiều thị trường lớn đều có mức tăng trưởng ở mức cao thì riêng thị trường Trung Quốc lại giảm mạnh.

Nhiều khó khăn trong xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc do tập quán xuất khẩu không chính ngạch, không chuyên nghiệp là nguyên nhân khiến kim ngạch có xu hướng giảm trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt việc thực hiện các quy định về nhập khẩu.

Container chở hàng xuất khẩu đi Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.

Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, hiện nay, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang nghiêng về nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc, vì vậy, định hướng của Việt Nam là phải từng bước giảm nhập siêu, trong đó có đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vốn đang là mặt hàng đang xuất siêu sang Trung Quốc, nhằm tiến tới xây dựng XK nông sản một cách bền vững, ổn định, hài hòa thương mại song phương giữa 2 bên…

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng NN-PTNT cho rằng, mặc dù nhóm hàng rau quả giảm về kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm, tuy nhiên 8 loại trái cây chính ngạch vẫn tăng 30%.

Điều này đặt ra yêu cầu rất cấp thiết của việc đưa các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc phải đi vào quy củ, chính ngạch, đáp ứng các yêu cầu XK của Trung Quốc hiện nay.

  • Tags:
Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.