| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc đau đầu vì thanh niên thành thị thất nghiệp

Thứ Ba 20/09/2022 , 12:18 (GMT+7)

Thời điểm Cherry chuẩn bị tốt nghiệp, cô được công ty thông báo lời đề nghị làm việc đã bị hủy do họ phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh.

Sinh viên mới tốt nghiệp tham dự một hội chợ việc làm ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, hồi tháng 6. Ảnh: China News Service.

Sinh viên mới tốt nghiệp tham dự một hội chợ việc làm ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, hồi tháng 6. Ảnh: China News Service.

Tương lai có vẻ đầy hứa hẹn với Cherry vào tháng 5 năm ngoái, khi cô giành được suất thực tập tại một công ty phần mềm lớn của Trung Quốc dù vẫn theo học tại một trường đại học ở Vũ Hán.

Công ty nói với Cherry rằng cô có thể bắt đầu làm việc toàn thời gian cho họ sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, mọi thứ đã sụp đổ vào mùa hè vừa qua. Thời điểm Cherry chuẩn bị tốt nghiệp, cô được công ty thông báo lời đề nghị làm việc đã bị hủy do họ phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh và cắt giảm nhân sự.

Bạn bè của Cherry cũng nhận được những cuộc gọi báo hủy tương tự.

“Tôi nghĩ đó là vì đại dịch”, cô gái 22 tuổi nói. “Hầu hết mọi công ty đều bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phong tỏa chống Covid-19”.

Cherry không muốn cung cấp tên đầy đủ vì lo sợ các nhà tuyển dụng có thể khước từ cô trong tương lai.

Một cuộc chấn chỉnh sâu rộng của Bắc Kinh đối với khu vực kinh tế tư nhân, bắt đầu từ cuối năm 2020, và đường lối kiên định với chính sách “Không Covid” đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và thị trường việc làm Trung Quốc.

“Những sinh viên mới tốt nghiệp như chúng tôi chắc chắn là lựa chọn đầu tiên bị sa thải, bởi chúng tôi mới gia nhập công ty và chưa có nhiều đóng góp”, Cherry nói.

Kỷ lục 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ tham gia vào thị trường việc làm của Trung Quốc trong năm 2022, đúng vào thời điểm nền kinh tế đất nước đang mất khả năng tiếp nhận họ.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đã nhiều lần xác lập mức cao mới trong năm nay, tăng từ 15,3% hồi tháng 3 lên mức kỷ lục 18,2% vào tháng 4, rồi tiếp tục tăng trong những tháng sau đó, đạt 19,9% hồi tháng 7. Tỷ lệ này giảm nhẹ xuống 18,7% trong tháng 8, nhưng vẫn là một trong những mức cao nhất từ trước đến nay, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Điều đó đồng nghĩa hiện có khoảng 20 triệu người từ 16 đến 24 tuổi thất nghiệp ở các thành phố và thị trấn, theo tính toán từ CNN.

“Đây chắc chắn là cuộc khủng hoảng việc làm tồi tệ nhất đối với người trẻ Trung Quốc” trong hơn 4 thập kỷ qua, Willy Lam, thành viên cấp cao từ Quỹ Jamestown, trụ sở ở Washington D.C, Mỹ, nhận xét.

Cuộc khủng hoảng việc làm có lẽ được nhìn thấy rõ nhất trong lĩnh vực công nghệ, vốn cũng đang chịu vô số áp lực trước các quy định kiểm soát của chính phủ và những lệnh trừng phạt sâu rộng mà Mỹ áp lên Trung Quốc.

Ngành công nghệ một thời là nguồn cung cấp việc làm thu nhập cao chính cho lao động trẻ, có trình độ học vấn ở Trung Quốc, nhưng các công ty công nghệ lớn đang tinh giảm với quy mô chưa từng thấy.

Alibaba, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc, đã giảm hơn 13.000 lao động trong 6 tháng đầu năm nay. Đây là lần cắt giảm nhân sự lớn nhất kể từ khi Alibaba niêm yết trên sàn chứng khoán New York vào năm 2014.

Một hội chợ việc làm ở Bắc Kinh ngày 26/8. Ảnh: AFP.

Một hội chợ việc làm ở Bắc Kinh ngày 26/8. Ảnh: AFP.

Tencent, công ty trò chơi và truyền thông xã hội lớn nhất Trung Quốc, đã cho thôi việc gần 5.500 nhân viên từ tháng 3 đến tháng 6, mức cắt giảm nhân sự lớn nhất trong hơn một thập kỷ.

“Không nên đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của sóng cắt giảm nhân sự trong lĩnh vực công nghệ”, Craig Singleton, chuyên gia về Trung Quốc tại Tổ chức Bảo vệ các nền Dân chủ, trụ sở ở Washington D.C, lưu ý.

Cuộc khủng hoảng việc làm lĩnh vực công nghệ, ngành mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố sẽ là nền tảng thúc đẩy giai đoạn phát triển tiếp theo cho đất nước, có thể làm suy yếu tham vọng của ông nhằm biến Trung Quốc thành siêu cường công nghệ toàn cầu trong hai đến ba thập kỷ tới.

“Những đợt cắt giảm nhân sự mới nhất này sẽ đặt ra thách thức kép với Bắc Kinh trong tương lai, vì chúng không chỉ khiến hàng nghìn người bất ngờ mất việc mà giờ đây, những tập đoàn công nghệ Trung Quốc sẽ có ít nhân viên trình độ cao hơn để giúp họ đổi mới và mở rộng quy mô nhằm đối đầu các đối thủ cạnh tranh từ phương Tây”, Singleton nhận định. “Có một câu nói trong giới kinh doanh rằng ‘bạn không phát triển là bạn đang chết’ và sự thật đó có nguy cơ làm suy yếu tham vọng công nghệ lớn lao của Trung Quốc”.

Nhưng công nghệ không phải lĩnh vực duy nhất bị ảnh hưởng. Vài tháng qua, tình trạng sa thải hàng loạt đã xảy ra ở nhiều ngành nghề từng bùng nổ tại Trung Quốc, từ dạy thêm đến bất động sản. Đây có thể là một vấn đề lớn đối với chính phủ Trung Quốc, vốn luôn coi việc làm là ưu tiên chính sách hàng đầu.

Theo George Magnus, chuyên gia tại Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford, tình trạng thất nghiệp của thanh niên sẽ là "mối đe dọa lớn" đối với ổn định kinh tế và chính trị của Trung Quốc về lâu dài.

Giới quan sát đánh giá chính phủ Trung Quốc hoàn toàn nhận thức được vấn đề, song họ chưa thể đưa ra bất kỳ giải pháp chắc chắn nào.

Nhà chức trách khuyến khích những người trẻ tuổi theo đuổi tinh thần khởi nghiệp công nghệ hoặc tìm kiếm việc làm ở nông thôn nhằm giảm bớt áp lực.

Hồi tháng 6, nhiều bộ ngành của Trung Quốc đã ban hành một tuyên bố yêu cầu chính quyền các địa phương cung cấp những ưu đãi về thuế hay các khoản vay cho sinh viên mới tốt nghiệp hay có biện pháp thu hút họ trở về làm công chức thôn bản hoặc bắt đầu khởi nghiệp ở nông thôn. Tuy nhiên, những biện pháp này chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề.

Với Cherry, áp lực cơm áo gạo tiền buộc cô phải từ bỏ ước mơ gia nhập ngành công nghệ và chuyển sang làm cho nhà nước với mức thu nhập thấp hơn nhiều để ổn định cuộc sống.

"Tôi muốn làm việc cho các công ty Internet ngay sau khi tốt nghiệp, vì tôi còn rất trẻ", cô nói. "Nhưng vì những biến động, suy nghĩ của tôi đã thay đổi. Tôi bây giờ tin rằng chỉ cần ổn định là tốt rồi”.

(Theo CNN)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm