| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam: Chuyên gia Biển Đông Carl Thayer nói gì?

Thứ Tư 24/07/2019 , 10:50 (GMT+7)

Chuyên gia Biển Đông của Australia bày tỏ quan điểm sau hoạt động trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 19/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối việc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

Hành động phi pháp này của Bắc Kinh khiến nhiều quốc gia quan ngại và lên tiếng. Ngoài ra, nhiều chuyên gia về lĩnh vực Biển Đông cũng bày tỏ quan điểm của mình. Trong bài trả lời phỏng vấn NNVN, GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

16-09-40_nh
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia.

Ông đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng trong hành động của Trung Quốc ở khu vực Nam Biển Đông khi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?

Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế khi tổ chức thăm dò địa chất trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không được sự cho phép của nước sở tại.

Trung Quốc không hề có căn cứ luật pháp cho hành động của họ. Ba năm trước, Tòa Trọng tài quốc tế PCA đã phán quyết trong vụ kiện của Philippines rằng tuyên bố về quyền lịch sử và đường chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Thậm chí, Trung Quốc còn lớn tiếng nói Việt Nam cần tôn trọng chủ quyền của mình. Nói cách khác, Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố chủ quyền một cách vô cớ đối với các đảo và vùng nước trên Biển Đông, phớt lờ các phán quyết của tòa án quốc tế và Công ước LHQ về Luật biển 1982.

Các hành động của Bắc Kinh cũng đi ngược lại với "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc" được ký vào tháng 10/2011.

Giáo sư Carl Thayer là nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng. Ông được biết đến qua các nghiên cứu và ấn phẩm về chính trị Việt Nam và các vấn đề an ninh Đông Nam Á. Ông hiện là chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia.

Điều này sẽ đặt ra câu hỏi cho Việt Nam và các nước khác rằng, liệu có còn tin tưởng được Trung Quốc về việc tuân thủ các thỏa thuận về vấn đề Biển Đông nữa hay không.

Có ý kiến cho rằng, động thái này cho thấy Bắc Kinh đang muốn chuyển chiến lược từ tranh chấp sang cùng khai thác, điều này có đúng hay không, thưa ông?

Hiện nay, chưa thể khẳng định nguyên nhân gì khiến Trung Quốc đưa tàu thăm dò Hải Dương Địa chất 8 vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, rõ ràng Bắc Kinh muốn tất cả việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông chỉ được thực hiện bởi Trung Quốc và các nước ASEAN chứ không phải các quốc gia khác.

Điều này cho thấy, Bắc Kinh âm mưu bá chủ Biển Đông và ràng buộc các nước trong khu vực khai thác cùng với họ. Hay nói cách khác, Trung Quốc đang tìm cách chấm dứt hoạt động của các đối tác nước ngoài của Việt Nam ở Biển Đông như VietSovPetro, Rosneft Vietnam và ExxonMobile.

Tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc.

Vậy theo ông, Việt Nam cần có biện pháp gì để ngăn chặn dứt điểm các động thái phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, thay vì giải pháp mang tính sự vụ như hiện nay?

Cách tốt nhất với Việt Nam hiện nay là sử dụng các biện pháp hòa bình và phản ứng tương xứng với các hành động phi pháp của Trung Quốc.

Phương án tiếp cận này có thể không ngăn chặn hoàn toàn các sự cố trong tương lai nhưng nó là nền tảng cần thiết để Việt Nam có thể thực hiện các hành động pháp lý như Philippines trong tương lai.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nên đưa vấn đề này ra rộng rãi để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt biện pháp trừng phạt đối với những công ty Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông cũng là một phương án.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm