| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm liên kết: Gỡ nút thắt cho nông, thủy sản cả vùng ĐBSCL

Thứ Ba 14/02/2023 , 06:00 (GMT+7)

Nông dân kỳ vọng trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản vùng đặt tại Cần Thơ góp phần nâng cao giá trị, đưa nông sản ra thị trường quốc tế.

z4102379759114_dc85d710ebfb4389d5e3c638f2b1fdd0

Tại ĐBSCL hiện nay, giá một số loại trái cây như sầu riêng, mít Thái, thanh long tăng vọt, trong khi giá cam sành chạm đáy. Ảnh: Hồ Thảo.

Đúng tâm tư, nguyện vọng của nông dân

ĐBSCL nói chung, Cần Thơ nói riêng, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là tài nguyên đất và nước, thuận lợi để phát triển về nông nghiệp... Tuy nhiên, thế mạnh về nông nghiệp của vùng vốn đang bị kìm hãm bởi quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất chủ yếu thô, không có sức cạnh tranh và tiêu thụ hiện nay chủ yếu thông qua hệ thống thương lái nên chịu nhiều rủi ro.

Để tháo gỡ thực trạng đó, Quốc hội đã thông đã qua Nghị quyết số 45/2022/QH15 (ngày 11/1/2022) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ. Nghị quyết sẽ khơi thông điểm nghẽn để Cần Thơ phát huy các tiềm năng, lợi thế, thu hút các nguồn lực để đầu tư vào những lĩnh vực thế mạnh, phát triển nhanh, bền vững, nhanh chóng trở thành đô thị trung tâm vùng ĐBSCL.

Ngay sau khi Nghị quyết 45 được Quốc hội thông qua, TP Cần Thơ đã cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù này bằng những chương trình, kế hoạch, đề án, dự án cụ thể. Trên cơ sở đó, giao nhiệm vụ cho các ngành, các cấp có liên quan triển khai thực hiện một cách cụ thể nhất để đảm bảo phát huy tối đa lợi ích của các cơ chế, chính sách đặc thù này để đẩy mạnh phát triển TP Cần Thơ.

Trong năm qua, cơ cấu kinh tế của TP Cần Thơ đã chuyển dịch đúng mục tiêu Nghị quyết. Về ngành nông nghiệp, trú trọng nâng cao giá trị sản phẩm, liên kết sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức, công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Năm 2022, ngành nông nghiệp Cần Thơ đã thành lập nhiều hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) với 45.882 thành viên. Theo đó, thành phố Cần Thơ đã mở rộng diện tích liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản tăng 205ha đối với cây ăn trái, góp phần phát triển cho kinh tế của ngành.

Trong đó, mô hình liên kết HTX Cây ăn trái Trường Khương A thuộc huyện Phong Điền là một điển hình. Thành lập từ năm 2017, nhờ sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp địa phương, các xã viên luôn trao đổi kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau. Đến nay, số thành viên HTX tăng lên 45 thành viên với diện tích 45,5ha. Năm qua, HTX đã chủ động ký hợp đồng bao tiêu cho xã viên 90 tấn vú sữa với giá trung bình từ 45 -  60 nghìn đồng/kg, xuất đi thị trường Hoa Kỳ, đồng thời giải quyết được việc làm cho trên 100 lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Ông Trần Văn Chiến, Giám đốc HTX Cây ăn trái Trường Khương A cho biết, năm 2022, bình quân 1ha cho năng suất đạt 10 tấn trái. Tổng sản lượng toàn HTX khoảng 248 tấn, được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá ổn định cho các xã viên. Để đạt được những kết quả trên là sự đồng thuận của các xã viên cùng nhau thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, manh mún dễ đứt gãy như trước đây. Bên cạnh đó, nông dân còn tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Giám đốc HTX Cây ăn trái Trường Khương A cũng cho chia sẻ, khi nông dân liên kết thành chuỗi sẽ không còn phụ thuộc vào thương lái. Theo đó, sản phẩm làm ra đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nên nông dân có thể chủ động trong khâu tiêu thụ. Tuy nhiên, hiện nay quy mô HTX còn khá nhỏ, chưa giải quyết được vấn đề chung của toàn vùng.

“Chúng tôi kỳ vọng vào trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản sớm thành lập và đưa vào hoạt động tại TP Cần Thơ. Qua đó, góp phần giải quyết khâu đầu ra cho nông dân, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Xa hơn nữa có thể xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài, tạo động lực cho chúng tôi sản xuất”, Giám đốc HTX Cây ăn trái Trường Khương A tâm sự.

z4102385056136_0bb471f945d6185f13f778339c199c33

Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản vùng sẽ góp phần giải quyết thực trạng nông sản vùng ĐBSCL. Ảnh: Hồ Thảo.

Triển khai 2 giai đoạn

Theo Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, sản xuất nông nghiệp đang là thế mạnh giúp phát triển kinh tế của địa phương. Trong năm 2022, HTX và doanh nghiệp đã tạo đột phá trong phát triển bền vững và nâng cao giá trị nông sản của thành phố. Trong năm 2023, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm trên 8,8%. Cây ăn quả phấn đấu đạt sản lượng trên 153 ngàn tấn/năm.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, thông tin: Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 45, theo đó, thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP Cần Thơ về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước. Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ và xây dựng Trung tâm Lliên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách đặc thù này còn giúp tạo nguồn lực cho TP Cần Thơ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhất là phát triển nhanh kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền. Có thể thấy, các cơ chế, chính sách đặc thù này không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với TP Cần Thơ mà còn là động lực phát triển đối với cả vùng ĐBSCL.

Theo dự kiến, Trung tâm Liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL tại Cần Thơ sẽ có quy mô 3.300ha, đặt tại phường Long Tuyền (quận Bình Thủy) và xã Giai Xuân (huyện Phong Điền). Trong đó, giai đoạn 1 (2022 - 2027) sẽ được triển khai trên diện tích 450ha. Giai đoạn 2 sẽ triển khai trong giai đoạn 2027 - 2050 với diện tích 2.850ha.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội là điểm tựa vững chắc của nhân dân

Tổng Bí thư nhấn mạnh cần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Nguyên nhân vụ cháy nhà trọ làm 2 người chết

TP.HCM Ngôi nhà 4 tầng, rộng khoảng 60m2, được ngăn thành hơn chục phòng nhỏ cho thuê, tầng trệt để xe máy, thời điểm xảy ra cháy, khu trọ đang có 23 người ở các phòng.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.