| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL lên phương án ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng

Thứ Bảy 11/02/2023 , 07:04 (GMT+7)

ĐBSCL Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương vùng ĐBSCL tăng cường các giải pháp để ứng phó với xâm nhập mặn bất thường, gia tăng trong khoảng ngày 16/2/2023 đến nửa đầu tháng 3/2023.

Theo thông tin cập nhật từ nguồn của Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế, hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) giảm xả nước xuống hạ du từ ngày 19/1/2023 đến khoảng đầu tháng 2 với lưu lượng còn lại khoảng 650 m3/s chỉ bằng 50% so với thời gian trước. Việc giảm lượng xả thủy điện ở thượng nguồn sẽ làm gia tăng xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL từ khoảng ngày 16/2/2023 đến khoảng nửa đầu tháng 3/2023 với phạm vi 4g/lít.

Dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, dòng chảy về ĐBSCL sẽ giảm nhanh các tháng đầu mùa kiệt, mặn sẽ tăng cao trong tháng 2/2023 với nồng độ 4g/l. Ảnh: Kim Anh.

Dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, dòng chảy về ĐBSCL sẽ giảm nhanh các tháng đầu mùa kiệt, mặn sẽ tăng cao trong tháng 2/2023 với nồng độ 4g/l. Ảnh: Kim Anh.

Mới đây, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL về việc tăng cường các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng do giảm lượng xả từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông. Theo đó, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL chỉ đạo, khẩn trương tăng cường theo dõi sát thông tin dự báo xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và cơ quan thuộc Bộ NN-PTNT.

Bên cạnh đó, các địa phương cần khẩn trương thực hiện trữ nước trong hệ thống kênh, rạch, hồ, ao, phân tán. Đồng thời, các cơ quan chuyên môn thực hiện vận hành công trình thủy lợi hợp lý để lấy nước, bảo đảm trữ đủ lượng nước ngọt sử dụng trong thời gian xâm nhập mặn gia tăng và cả trong mùa khô. Đặc biệt lưu ý bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu nguồn nước cho sinh hoạt và cây ăn trái.

Song song đó, thường xuyên phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, tổ chức liên quan chủ động đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất, dân sinh. Chủ động sử dụng các nguồn kinh phí do địa phương quản lý để thực hiện khẩn cấp các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, lưu ý nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh trục.

Trước đó, theo bản tin dự báo nguồn nước vùng ĐBSCL (từ ngày 9/2 – 16/2/2023) của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, dự báo dòng chảy về ĐBSCL sẽ giảm nhanh các tháng đầu mùa kiệt, mặn đã lên sớm ở tháng 12/2022 và tiếp tục tăng cao trong tháng 2/2023.

Cụ thể, dự báo trong tháng 2 này, các địa phương ở vùng giữa ĐBSCL, bao gồm TP. Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 45-60 km. Đặc biệt nếu thượng lưu vận hành xả nước bất thường có thể làm mặn vào sâu 50-65 km, ảnh hưởng đến việc lấy nước của các cống.

Với các địa phương vùng ven biển ĐBSCL, như: Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang có thể bị ảnh hưởng đến sản xuất cả mặn và ngọt ở vùng này. Mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa có hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát mặn.

Theo ông Lê Văn Đáng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, năm nay mặn về trễ hơn so với mọi năm, độ mặn thấp. Hiện nay, một số hộ dân nuôi tôm vùng mặn ở tỉnh Sóc Trăng vẫn chưa thể xuống giống vụ tôm mới. Nhận định chung từ ngành chức năng tỉnh cho thấy, hạn mặn mùa khô năm nay diễn ra không gay gắt so với trung bình nhiều năm.

Tuy nhiên, độ mặn có thể diễn biến phức tạp và nhiều thời điểm có thể tăng cao. Do đó, cơ quan chuyên môn của tỉnh liên tục theo dõi, quan trắc, cập nhật liên tục nồng độ mặn trong ngày để bà con nông dân cùng theo dõi và có những biện pháp ứng phó phù hợp. Từ đó kịp thời vận hành, điều tiết các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng liên tục theo dõi, quan trắc, cập nhật liên tục nồng độ mặn trong ngày để bà con nông dân cùng theo dõi và có những biện pháp ứng phó bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng liên tục theo dõi, quan trắc, cập nhật liên tục nồng độ mặn trong ngày để bà con nông dân cùng theo dõi và có những biện pháp ứng phó bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Công ty cổ phần Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng thông tin, đơn vị đã phân công nhân sự trực 24/24 để điều tiết nước. Từ đầu tháng 2, độ mặn tăng lên bất ngờ, các cống trên địa bàn tỉnh theo tình hình thực tế đã được đóng, mở khi điều kiện nồng độ mặn cho phép.

Bên cạnh đó, hiện nay với sự đầu tư từ Trung ương, tỉnh Sóc Trăng đã và đang triển khai khởi công nhiều công trình thủy lợi để nâng cao năng lực ứng phó xâm nhập mặn. Điển hình là công trình cống Âu thuyền Rạch Mọp, huyện Kế Sách, thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Dự án khi đi vào vận hành sẽ góp phần kiểm soát mặn, giữ ngọt, ổn định sản xuất cho hơn 19.000 ha đất tự nhiên trên địa bàn các huyện Kế Sách, Châu Thành, Long Phú và TP Sóc Trăng. Đồng thời, giảm thiểu tác động hạn, mặn trong các đợt mặn lên cao trên sông Hậu cho gần 37.000 ha diện tích sản xuất trên địa bàn huyện Kế Sách, huyện Châu Thành của tỉnh Sóc Trăng và huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người dâng giọt mật cho đời

Nghề làm mật mía đã nuôi sống mấy thế hệ trong gia đình lão Nhạc. Tuy nhiên, lão vẫn lo một ngày nào đó nghề cha ông sẽ bị thất truyền.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất