| Hotline: 0983.970.780

Truy xuất nguồn gốc cho cây đào: 'Việc nên làm nhưng không bắt buộc'

Thứ Năm 21/01/2021 , 09:31 (GMT+7)

Đó là khẳng định của ông Hà Mạnh Hùng - PGĐ Sở KH&CN Sơn La khi đề cập đến việc có hay không bắt buộc thực hiện truy xuất nguồn gốc cho cây đào.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào là việc nên làm để xác định nguồn gốc, xuất xứ cây đào, xác định vùng trồng, xác định cây đào được trồng trên đất nông nghiệp, không phải là đào rừng tự nhiên.

"Việc truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp cho cây đào trở thành hàng hóa lưu thông thuận lợi, bên cạnh đó còn giúp cho giá trị thương hiệu của đào Sơn La được khẳng định", ông Hùng nói.

Ông Hà Mạnh Hùng - PGĐ Sở KH&CN tỉnh Sơn La. Ảnh: Hà Thủy.

Ông Hà Mạnh Hùng - PGĐ Sở KH&CN tỉnh Sơn La. Ảnh: Hà Thủy.

Trước đó, Sơn La là tỉnh đầu tiên kiến nghị Thủ tướng cho phép tỉnh thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định xuất xứ vùng trồng đào trên đất nông nghiệp, không phải đào rừng tự nhiên. Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La Trần Dũng Tiến cho hay, toàn tỉnh có hơn 5.000 ha đào trồng, tập trung ở huyện Vân Hồ và Mộc Châu. Nhiều năm qua, việc bán cành đào đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân mỗi dịp Tết Nguyên đán.

"Chỉ thị cấm chặt phá khai thác đào rừng hoàn toàn đúng đắn. Bởi không riêng gì cây đào, tất cả các loại cây trong rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất đều được quản lý chặt chẽ theo Luật Lâm nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi đã rà soát trên địa bàn không có đào rừng tự nhiên, các hộ trồng mong muốn cây đào trở thành hàng hóa để lưu thông thuận lợi", ông Tiến nói.

Sơn La hiện có 5.000ha diện tích trồng đào. Ảnh: Hà Thủy.

Sơn La hiện có 5.000ha diện tích trồng đào. Ảnh: Hà Thủy.

Theo ông Bùi Bá Chính - Phó Giám đốc Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc cho cây đào Sơn La cũng là đơn vị chủ trì triển khai Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về truy xuất nguồn gốc, cho biết việc thực hiện truy xuất nguồn gốc cho cây đào không phức tạp, dựa trên cơ sở kết quả khảo sát của địa phương về vùng trồng, nơi trồng, địa chỉ cung cấp,… và sự xác thực của cơ quan quản lý là có thể thực hiện truy xuất thông tin về cây đào.

Ông Chính khẳng định, việc dán tem truy xuất nguồn gốc cho cây đào sẽ giúp người mua đào xác định rõ nguồn gốc xuất xứ và giúp cây đào trở thành hàng hóa lưu thông một cách thuận lợi.

Trước những băn khoăn của nhiều địa phương trong tỉnh về việc ngoài dán tem truy xuất nguồn gốc, cây đào có thể dán các tem nhãn khác để tiêu thụ hay không? Ông Hà Mạnh Hùng lý giải: Khi triển khai thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về truy xuất nguồn gốc, Sơn La đã xây dựng Kế hoạch triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tỉnh đã lựa chọn cây đào để truy xuất nguồn gốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn khai thác, bán, vận chuyển cây đào dịp tết Nguyên đán năm 2021.

"Việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào là không bắt buộc mà phụ thuộc vào nhu cầu của địa phương, người trồng miễn làm sao chứng minh được cây đào được trồng không phải đào rừng tự nhiên", ông Hùng nêu rõ.

Chuyên gia Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia hướng dẫn dán tem truy xuất nguồn gốc cho cây đào tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Hà Thủy.

Chuyên gia Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia hướng dẫn dán tem truy xuất nguồn gốc cho cây đào tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Hà Thủy.

Tuy nhiên ông Hùng cũng lưu ý, việc truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa là chủ trương chung, hướng đến sản xuất theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị cho hàng hóa là việc mà Sơn La hướng đến không chỉ cho cây đào mà cho tất cả các hàng hóa nông sản của tỉnh.

Hiện, việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La chuẩn bị các thông tin về vùng trồng, địa chỉ nơi trồng,… để cập nhật lên hệ thống truy xuất. Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia, đơn vị cung cấp giải pháp cũng đã sẵn sàng kích hoạt cho hơn 1.000 tem truy xuất để đào Sơn La dễ dàng khi tiêu thụ. Được biết, kinh phí thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ được tỉnh Sơn La hỗ trợ hoàn hoàn.

Xem thêm
Năm Bộ giữ nguyên tên sau hợp nhất, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị về tên gọi sau hợp nhất của một số bộ, Bộ Nội vụ cho biết có Năm Bộ giữ nguyên tên sau hợp nhất.

Cống âu Rạch Mọp cán đích trước tháng 3/2025

Sóc Trăng Cống âu Rạch Mọp đang bước vào giai đoạn nước rút, các kỹ sư, công nhân quyết tâm thi công xuyên Tết, phấn đấu đưa công trình vào vận hành trước tháng 3/2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Vợ chồng thương binh nghèo vẫn nhận nuôi một người mù lòa suốt 28 năm

'Chả hôm nay ngon lắm mẹ ạ'. Bà lão mù hơn 80 tuổi nói với người mẹ nuôi hơn 60 tuổi của mình như vậy nhưng thực ra chả ấy lại là trứng rán.