| Hotline: 0983.970.780

Truyền thông trực quan về phòng chống thiên tai

Thứ Tư 19/05/2021 , 11:01 (GMT+7)

Ngoài phương thức chuyển tải thông tin truyền thống, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã ứng dụng đa dạng các loại hình truyền thông, mạng xã hội để tương tác với người dùng.

Sau gần 3 năm từ khi ra mắt, trang Facebook “Thông tin Phòng chống thiên tai” của Tổng cục Phòng chống thiên tai đã thu hút hơn 48.000 người thích, khoảng 65.000 người theo dõi, hơn chục nghìn bài viết được đăng tải.

Đây được coi là trang mạng xã hội có mức độ tương tác với rất nhanh với người dùng. Tính trong đợt mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 năm 2019, trong 1 tuần đã có 250.000 người tiếp cận với thông tin truyền tải. Tỷ lệ phản hồi đạt mức cao, trên 90% trong vòng 1 giờ.

Trang Fanpage Thông tin phòng chống thiên tai do Tổng cục Phòng, chống thiên tai quản lý đã thu hút khoảng 65.000 người theo dõi sau gần 3 năm hoạt động.

Trang Fanpage Thông tin phòng chống thiên tai do Tổng cục Phòng, chống thiên tai quản lý đã thu hút khoảng 65.000 người theo dõi sau gần 3 năm hoạt động.

Các nội dung bài viết thông tin từ trực ban của Văn phòng thường trực, chia sẻ của người dung và qua các thông tin nhanh trên các cộng đồng trên Facebook khác. Có thể ghi nhận theo diễn tiến sự việc. Ví dụ như trường hợp khi ban hành các chỉ đạo thì công điện phát trên VTV bị phụ thuộc vào khung giờ phát. Còn thông tin đưa lên và phản hồi trên Facebook nhanh hơn rất nhiều so với cách thức thông thường. Bên cạnh Website là một kênh truyền thống, Tổng cục cũng đã đưa việc sử dụng Facebook là một kênh chính thống của mình.

Với các hình thức hướng dẫn truyền thống, thông qua các văn bản, tài liệu kỹ thuật chứa nhiều nội dung, chữ viết rất khó tiếp cận. Tổng cục cũng đã phát triển ứng dụng trên điện thoại thông minh (App) nhằm truyền tải trực quan, ngắn gọn, sinh động và tiện dụng. Tiếp cận dần với cộng nghệ 4.0.

Thông qua đó, hướng dẫn các kiến thức phòng, chống thiên tai dành cho các cấp chính quyền và người dân đối các loại hình thiên tai thường gặp. App có chức năng đọc theo tiếng miền Bắc, Nam với giọng đọc của nam, nữ. Ngoài ra trên App có một số loại hình đã được dịch ra tiếng dân tộc Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng, Khmre...

Trong mục “Phản ánh thiên tai” cũng được chia các danh mục khác nhau, để người dùng có thể phản ánh chính xác hơn về các loại hình thiên tai. Thậm chí, người dùng có thể liên hệ trực tiếp với đường dây nóng của Trung ương và các tỉnh, thành tương ứng với vị trí địa lý của từng tài khoản để phản ánh các thông tin khẩn cấp liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai.

Ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, cho biết: Trong thời gian qua, việc sử dụng khoa học công nghệ trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng được Tổng cục đầu tư và quan tâm mạnh. Hiện nay, Tổng cục đã xây dựng lại các tài liệu hướng dẫn theo hướng trực quan dưới dạng các Video Clip sử dụng đồ họa 3D để người dân dễ tiếp nhận thông tin hơn.

Trong bối cảnh phát triển mới, nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo…, thông tin, dữ liệu, tài nguyên số cho phát triển bền vững càng có vai trò, vị trí không thể thiếu. Do đó, các Bộ, ngành, địa phương xem xét đầu mối của đơn vị để theo dõi, đánh giá và tích hợp các vấn đề về thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong quá trình xây dựng, điều hành chính sách, chiến lược, quy hoạch đối với công tác phòng, chống thiên tai.

Đối với những loại hình thiên tai phức tạp, diễn biến khó lường, Tổng cục Phòng chống thiên tai phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông để gửi tin nhắn trực tiếp cho người dân để cánh báo. Thông qua đó, người dân biết được diễn biến thời tiết và chủ động trong công tác ứng phó phù hợp, giảm thiểu thiệt hại tối đa.

Xem thêm
Khai trừ Đảng hiệu trưởng cắt xén khẩu phần ăn của học sinh

LÀO CAI Huyện ủy Bắc Hà thi hành kỷ luật đối với ông Trần Ngọc Hà, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thái Nguyên trợ giúp trên 3.000 người có hoàn cảnh khó khăn trong Tháng Nhân đạo năm 2024

Trong Tháng Nhân đạo năm 2024, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu xây dựng 20 công trình nhân đạo, trợ giúp trên 3.000 lượt người có hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hình thức.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.