| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 13/01/2010 , 10:38 (GMT+7)

10:38 - 13/01/2010

Từ chuyện một sinh viên Trung Quốc tặng tiền ĐH nước ngoài

Tất cả các tờ báo, các diễn đàn của Trung Quốc đang bàn luận xôn xao về chuyện Zhang Lei, một cử nhân người Trung Quốc đã tặng số tiền kỷ lục hơn 8 triệu USD (hơn 160 tỷ đồng) cho Trường ĐH Yale (Mỹ), nơi Zhang từng học tập.

Một số cho rằng Zhang được quyền làm những gì mình thích, nhưng phần đa đều đặt câu hỏi tại sao Zhang không tặng số tiền đó cho các trường ĐH Trung Quốc mà lại chọn một trường ĐH Mỹ. Những người phản đối thậm chí còn gọi Zhang là “kẻ phản bội”.

Theo trang web riêng của ĐH Yale, Zhang Lei sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường này năm 2002, vốn là một sinh viên xuất sắc của trường. Trước đó, khi 17 tuổi, Zhang đã đỗ đại học với số điểm cao nhất so với 100.000 thí sinh của tỉnh nhà và nhận được giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Nhân Dân, Trung Quốc. Năm 2005, Zhang thành lập Quỹ Đầu tư Hillhouse Capital Management Ltd có trụ sở tại Bắc Kinh. Quỹ của Zhang hiện quản lý 2,5 tỷ USD.

Zhang Lei khẳng định việc tặng tiền cho ĐH Yale hoàn toàn là một vấn đề cá nhân và không liên quan đến đạo đức hay tư tưởng. Bên cạnh đó, sinh viên Trung Quốc tại Yale cũng được hưởng lợi từ số tiền tài trợ này. Zhang cho biết ĐH Yale đã thay đổi cuộc đời anh và dạy anh Zhang biết cách “chia sẻ”.

Ở Việt Nam, mấy ngày vừa qua, Bộ GD- ĐT cùng các địa phương đã chụm đầu vào bàn bạc, có mỗi chuyện bỏ môn này, thi môn kia trong kỳ thi tốt nghiệp THPT mà mãi vẫn chưa ngã ngũ, xung quanh câu chuyện này cũng có quá nhiều tranh cãi, mỗi bên có một lý do để biện hộ cho cái lý của mình. Nhưng xét cho cùng, vấn đề vĩ mô hơn về việc nâng tầm chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng đào tạo đại học nói riêng, thì vẫn chưa được thực hiện.

Hai câu chuyện, tưởng chẳng có gì liên quan đến nhau, nhưng điểm chung là nói đến chuyện giáo dục và chất lượng giáo dục. Trường ĐH Yale phải là ngôi trường đào tạo sinh viên thế nào, thì mới có người nhớ và biết ơn công dạy dỗ như thế, điển hình là việc anh Zhang tặng trường đến hơn 8 triệu USD. Còn với các trường ĐH của Việt Nam, tuyệt nhiên chưa bao giờ có chuyện như vậy. Vì sao? Có lẽ câu trả lời đơn giản chỉ là: Chất lượng giáo dục.

Báo giới đã tốn quá nhiều giấy mực cho chất lượng dạy và học ở nước ta. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận xét, trong đó có cả ý kiến của lãnh đạo ngành giáo dục các thời kỳ, rằng chất lượng giáo dục hiện nay ngày càng đi xuống. Ai đúng, ai sai, thực tế sẽ trả lời.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm