| Hotline: 0983.970.780

Tưới tiết kiệm nâng năng suất hồ tiêu

Thứ Hai 03/12/2018 , 15:30 (GMT+7)

Hồ tiêu là một trong những cây trồng có giá trị cao. Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới.

Diện tích hồ tiêu cho thu hoạch đã lên tới 64.500ha, tăng 16.220ha với năm 2015, trong đó các tỉnh Tây Nguyên chiếm 51,6%. Do diện tích hồ tiêu tăng quá nhanh, nhiều diện tích không nằm trong quy hoạch nên phá vỡ, dẫn đến nhiều rủi ro, chất lượng sản phẩm cũng bất ổn. Vì chạy theo sản lượng, năng suất, người nông dân có thể lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu hồ tiêu.

2133712953
Lắp đặt thiết bị hệ thống tưới tiết kiệm cho hồ tiêu

Trước thực trạng đó, năm 2016, Dự án “Xây dựng mô hình tưới tiên tiến tiết kiệm nước nhằm nâng cao năng suất và hiệu kinh tế cho cây hồ tiêu” được triển khai nhằm mục đích phát triển cây hồ tiêu bền vững, chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học, áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, tưới nước tiết kiệm, kết hợp bón phân và thuốc bảo vệ thực vật.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với 4 tỉnh Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai (25 huyện, thị xã) thực hiện dự án từ năm 2016 – 2018. Dự án đã xây dựng được 36 mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây hồ tiêu kết hợp bón phân, phòng trừ dịch hại và áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất chất lượng, quy mô 72ha, 144 hộ nông dân tham gia. Phạm vi áp dụng trên cây hồ tiêu thời kỳ kinh doanh.

Sau thời gian triển khai, mô hình được nông dân và các địa phương đánh giá tiết kiệm lượng nước tưới từ 20 - 30% so với phương pháp tưới truyền thống vì tưới theo yêu cầu sinh lý của cây, không gây thất thoát nước, không gây xói mòn, rửa trôi đất và dinh dưỡng, tiết kiệm nhân công, giảm trên 90% chi phí nhân công tưới và bón phân; chủ động trong quản lý dinh dưỡng, không phụ thuộc vào thời tiết, tăng hiệu quả bón phân và tiết kiệm được 30 - 40% lượng phân bón so với bón phân thủ công do ít bị thất thoát.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi thì mô hình cũng bộc lộ một số khó khăn khi áp dụng, đó là đầu tư cao, yêu cầu chất lượng nguồn nước phải sạch hoặc có hệ thống lọc tránh tắc, béc tưới sử dụng công nghệ nước ngoài phải nhập khẩu, người sử dụng phải có kiến thức, phải được đào tạo để vận hành, bảo dưỡng hệ thống mới có hiệu quả lâu dài.

Bên cạnh đó giá hồ tiêu giảm mạnh cũng ảnh hưởng đến tâm lý của nông dân. Áp lực sâu bệnh hại khi hồ tiêu bước vào thời kỳ kinh doanh và lắp đặt thiết bị vào mùa mưa nên khó thuyết phục nông dân.

Ông Trần Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đánh giá: “Mô hình tưới tiên tiến tiết kiệm nước nhằm nâng cao năng suất và hiệu kinh tế cho cây hồ tiêu là một tiến bộ kỹ thuật đang rất phát triển, và sẽ là một xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới không phải ở trên cây tiêu mà còn các loại cây trồng khác (cây ăn quả, rau, cây cà phê …), là tiền đề để hướng tới nền nông nghiệp 4.0.

"Đề nghị đơn vị cung ứng, lắp đặt thiết bị tưới cần tiếp tục cải tiến hệ thống để đáp ứng các điều kiện địa hình khác nhau, nghiên cứu thay đổi công nghệ, đường ống… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Đối với các đơn vị triển khai thực hiện dự án, tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, khuyến khích cán bộ, bà con nông dân tham gia mô hình, tăng cường tuyên truyền, nhân rộng mô hình", ông Khởi nói.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.