| Hotline: 0983.970.780

Tuốt lá đào - nghề 'hái' tiền dịp Tết

Thứ Hai 02/01/2023 , 10:02 (GMT+7)

Hà Tĩnh Mỗi ngày lao động ở xã Lưu Vĩnh Sơn (Hà Tĩnh) kiếm được 200 đến 250 ngàn đồng từ tuốt lá đào. Đây là nguồn thu đáng kể của bà con để dành ăn Tết.

Những ngày này, thời tiết ở Hà Tĩnh rét căm căm nhưng tại các khu vực trồng đào phai ở thôn Đông Vĩnh, Kim Sơn, Xuân Sơn… xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, người dân vẫn tất bật tuốt lá để hoa nở đúng dịp Tết.

Những ngày này, thời tiết ở Hà Tĩnh rét căm căm nhưng tại các khu vực trồng đào phai ở thôn Đông Vĩnh, Kim Sơn, Xuân Sơn… xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, người dân vẫn tất bật tuốt lá để hoa nở đúng dịp Tết.

Đây được xem là nghề 'hái' tiền dịp Tết của nhiều lao động phổ thông trên địa bàn. Thậm chí một số hộ có đến 2 – 3 lao động đi tuốt lá đào.

Đây được xem là nghề “hái” tiền dịp Tết của nhiều lao động phổ thông trên địa bàn. Thậm chí một số hộ có đến 2 – 3 lao động đi tuốt lá đào.

Tuy đây chỉ là công việc thời vụ, làm trong vòng khoảng 15 – 20 ngày cuối năm âm lịch nhưng với người nông dân nguồn thu này sẽ giúp họ đón một cái tết cổ truyền tươm tất hơn.

Tuy đây chỉ là công việc thời vụ, làm trong vòng khoảng 15 – 20 ngày cuối năm âm lịch nhưng với người nông dân nguồn thu này sẽ giúp họ đón một cái tết cổ truyền tươm tất hơn.

Gần 10 ngày nay, chị Dương Thị Hà (SN 1980), trú huyện Thạch Hà cùng một số người dân trong thôn chia thành từng tốp lên các triền đồi trồng đào ở thôn Đông Vĩnh để hái lá đào thuê giúp chủ vườn. Chị Hà làm nghề này đã hơn 4 năm nay, thường ngày chị làm bốc vác gỗ keo thuê, chỉ tận dụng những ngày cuối năm để đi tuốt lá đào.

Gần 10 ngày nay, chị Dương Thị Hà (SN 1980), trú huyện Thạch Hà cùng một số người dân trong thôn chia thành từng tốp lên các triền đồi trồng đào ở thôn Đông Vĩnh để hái lá đào thuê giúp chủ vườn. Chị Hà làm nghề này đã hơn 4 năm nay, thường ngày chị làm bốc vác gỗ keo thuê, chỉ tận dụng những ngày cuối năm để đi tuốt lá đào.

Theo chị, mỗi ngày nếu nhanh chỉ tuốt được từ 7 - 8 gốc đào. Việc tuốt lá phải có kỹ thuật, yêu cầu cẩn thận, tỷ mỉ để tránh làm gãy cành và nụ, muốn làm vội cũng không được.

Theo chị, mỗi ngày nếu nhanh chỉ tuốt được từ 7 - 8 gốc đào. Việc tuốt lá phải có kỹ thuật, yêu cầu cẩn thận, tỷ mỉ để tránh làm gãy cành và nụ, muốn làm vội cũng không được.

'Nghề này không mất sức như bốc vác gỗ keo nhưng phải đứng nhiều giờ liên tục nên khá mỏi chân. Mỗi ngày như vậy chúng tôi được trả từ 200 – 250 ngàn đồng/người', chị Hà nói.

“Nghề này không mất sức như bốc vác gỗ keo nhưng phải đứng nhiều giờ liên tục nên khá mỏi chân. Mỗi ngày như vậy chúng tôi được trả từ 200 – 250 ngàn đồng/người”, chị Hà nói.

Đặc thù công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và không yêu cầu quá nhiều sức lao động nên những người tuốt lá đào chủ yếu là phụ nữ, người già. Họ tận dụng thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập.

Đặc thù công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và không yêu cầu quá nhiều sức lao động nên những người tuốt lá đào chủ yếu là phụ nữ, người già. Họ tận dụng thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập.

3 năm lại nay, dịp cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch hầu như ngày nào bà Nguyễn Thị Thanh (70 tuổi), trú xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà cũng có thu nhập từ nghề tuốt lá đào. Bà Thanh cho biết buổi sáng bà làm việc từ 7h đến 11h, chiều 14h làm đến khi trời tối mới nghỉ. Mỗi ngày bà sẽ nhận được 200 ngàn tiền công.

3 năm lại nay, dịp cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch hầu như ngày nào bà Nguyễn Thị Thanh (70 tuổi), trú xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà cũng có thu nhập từ nghề tuốt lá đào. Bà Thanh cho biết buổi sáng bà làm việc từ 7h đến 11h, chiều 14h làm đến khi trời tối mới nghỉ. Mỗi ngày bà sẽ nhận được 200 ngàn tiền công.

Lá đào phải tuốt từ từ ở từng cành. Đối với những cành cao quá đầu người, lao động phải sử dụng một thanh tre có dây và cột thêm đá để kéo nhẹ các cành đào xuống hái lá.

Lá đào phải tuốt từ từ ở từng cành. Đối với những cành cao quá đầu người, lao động phải sử dụng một thanh tre có dây và cột thêm đá để kéo nhẹ các cành đào xuống hái lá.

Thời gian tuốt lá đẹp nhất là trước Tết Nguyên đán khoảng 20 – 30 ngày. Tùy thời tiết ấm hay lạnh, chủ vườn có thể điều chỉnh thời gian tuốt lá sớm hoặc muôn hơn trong vòng khoảng 1 tuần.

Thời gian tuốt lá đẹp nhất là trước Tết Nguyên đán khoảng 20 – 30 ngày. Tùy thời tiết ấm hay lạnh, chủ vườn có thể điều chỉnh thời gian tuốt lá sớm hoặc muôn hơn trong vòng khoảng 1 tuần.

Tại vườn đào hơn 500 gốc của anh Trần Văn Trọng, thời điểm này một số gốc bắt đầu đơm hoa chào đón mùa Xuân.

Tại vườn đào hơn 500 gốc của anh Trần Văn Trọng, thời điểm này một số gốc bắt đầu đơm hoa chào đón mùa Xuân.

Theo anh Trọng, dự kiến năm nay giá bán đào tại vườn sẽ giao động từ 500 – 700 ngàn đồng/gốc. Những gốc trồng lâu lăm giá sẽ cao hơn, từ 1 – 3 triệu đồng/gốc.

Theo anh Trọng, dự kiến năm nay giá bán đào tại vườn sẽ giao động từ 500 – 700 ngàn đồng/gốc. Những gốc trồng lâu lăm giá sẽ cao hơn, từ 1 – 3 triệu đồng/gốc.

Gia đình anh Trọng gắn bó nghề trồng đào khoảng 10 năm nay, nhưng khoảng 4 năm lại đây mới mở rộng diện tích khi thị trường tiêu thụ tăng cao trong dịp Tết. Theo anh, nhờ sản xuất đào phai bán tết mà gia đình anh vươn lên thành hộ khá giả trong thôn, trong xã.

Gia đình anh Trọng gắn bó nghề trồng đào khoảng 10 năm nay, nhưng khoảng 4 năm lại đây mới mở rộng diện tích khi thị trường tiêu thụ tăng cao trong dịp Tết. Theo anh, nhờ sản xuất đào phai bán tết mà gia đình anh vươn lên thành hộ khá giả trong thôn, trong xã.

Theo lãnh đạo xã Lưu Vĩnh Sơn, toàn xã có khoảng 600 hộ trồng đào trên diện tích 85 ha. Trong đó, hộ trồng nhiều nhất trên 1.000 gốc, ít thì từ 50 - 70 gốc. Nghề trồng đào phai đã mang lại nguồn thu rất lớn cho người dân, giúp bà con có tiền trang trải cuộc sống trong cả năm chứ không riêng dịp Tết.

Theo lãnh đạo xã Lưu Vĩnh Sơn, toàn xã có khoảng 600 hộ trồng đào trên diện tích 85 ha. Trong đó, hộ trồng nhiều nhất trên 1.000 gốc, ít thì từ 50 - 70 gốc. Nghề trồng đào phai đã mang lại nguồn thu rất lớn cho người dân, giúp bà con có tiền trang trải cuộc sống trong cả năm chứ không riêng dịp Tết.

Xem thêm
Hơn 500 ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ

Hơn 500 ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ. Đồng bào Rục được mùa lớn lúa nước. Đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển làm đường cao tốc. Cần có bộ tiêu chuẩn quốc gia cho trái sầu riêng.

Giải pháp công trình thủy lợi theo nguyên tắc 'không hối tiếc'

ĐBSCL Những tháng đầu năm 2024, các công trình thủy lợi tại ĐBSCL đã phát huy hiệu quả rõ nét trong việc ngăn mặn, giữ ngọt cho các vùng sản xuất nông nghiệp.

Nhiều công trình xây dựng bức tử đê sông Cầu

Thời gian qua tuyến đê sông Cầu thuộc xã Tam Đa, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) xuất hiện nhiều công trình xây dựng lấn chiếm lòng sông, ảnh hưởng đến an toàn thoát lũ của sông Cầu.

Khám, cấp thuốc miễn phí cho người dân Campuchia

Đoàn Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang vừa đến huyện Kampotrach, tỉnh Kampot, Vương quốc Campuchia, trao 60 suất quà, khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho hơn 250 người dân có hoàn cảnh khó khăn.