| Hotline: 0983.970.780

Tỷ lệ tiêm phòng đàn vật nuôi đợt 2 chỉ đạt 1 - 3% kế hoạch

Thứ Tư 18/10/2023 , 15:54 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Các địa phương trong tỉnh Quảng Bình chưa rốt ráo triển khai tiêm phòng đàn vật nuôi nên đạt tỷ lệ rất thấp, như cúm gia cầm chỉ 1 - 3%.

Lực lượng thú y thực hiện tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc tại khu vực miền núi Quảng Bình. Ảnh: Tâm Phùng.

Lực lượng thú y thực hiện tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc tại khu vực miền núi Quảng Bình. Ảnh: Tâm Phùng.

Những tháng cuối năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình có nhiều văn bản yêu cầu các địa phương đẩy mạnh công tác tiêm vacxin phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi đợt 2. Tuy nhiên, đến nay nhiều địa phương hiện vẫn chưa thực hiện nên tỷ lệ tiêm phòng đợt 2 hiện rất thấp.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình, tính đến ngày 10/10, đàn trâu, bò phải tiên vacxin như lở mồm long móng, tụ huyết trùng… phải đạt 210.000 liều, nhưng các địa phương chỉ mới thực hiện được trên 34.000 liều.

Đối với đàn gia cầm, phải thực hiện tiêm các loại vacxin cúm gia cầm với tổng cộng trên 2,6 triệu liều, tuy nhiên, các địa phương mới thực hiện được trên 110.000 liều. Tỷ lệ tiêm vacxin mới chỉ đạt vỏn vẹn 1-3% kế hoạch đề ra.

Trong các địa phương của Quảng Bình, chỉ có huyện Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn triển khai nhiệm vụ tiêm phòng vacxin, nhiều địa phương khác hầu như chưa triển khai công tác này.

Theo ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình, việc các địa phương chậm trễ nhiệm vụ tiêm vacxin phòng dịch bệnh trên đàn vật nuôi là lỗ hổng lớn trong công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian tới. Do đó, các địa phương cần tập trung đẩy mạnh nhiệm vụ này trong những tháng cuối năm, nhằm đảm bảo phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả cho đàn vật nuôi, tránh thiệt hại lớn xảy ra với bà con nông dân.

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất