| Hotline: 0983.970.780

Ươm hạt thanh long làm chậu cảnh, kiếm bộn tiền

Thứ Sáu 18/11/2022 , 08:00 (GMT+7)

Từ những hạt thanh long nhỏ bé, gia đình bà Vũ Thị Thu ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã ươm mầm rồi tạo hình, làm chậu cảnh mini cung ứng ra thị trường.

Những năm gần đây, gia đình bà Vũ Thị Thu (xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, Lâm Đồng) gặt hái thành công với các sản phẩm cây, hoa trang trí. Đặc biệt, gia đình bà Thu đã ươm hạt thanh long để tạo nên những chậu cảnh mini bắt mắt, thu hút người tiêu dùng.

Những năm gần đây, gia đình bà Vũ Thị Thu (xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, Lâm Đồng) gặt hái thành công với các sản phẩm cây, hoa trang trí. Đặc biệt, gia đình bà Thu đã ươm hạt thanh long để tạo nên những chậu cảnh mini bắt mắt, thu hút người tiêu dùng.

Chủ cơ sở cho biết, gia đình bắt tay vào xây dựng mô hình sản xuất cây cảnh trang trí từ năm 2010. Đến nay, quy mô vườn, nhà xưởng sản xuất được mở rộng lên khoảng 0,8ha với gần chục nhân công, lao động. 

Chủ cơ sở cho biết, gia đình bắt tay vào xây dựng mô hình sản xuất cây cảnh trang trí từ năm 2010. Đến nay, quy mô vườn, nhà xưởng sản xuất được mở rộng lên khoảng 0,8ha với gần chục nhân công, lao động. 

Đối với sản phẩm từ mầm thanh long, bà Thu cho biết: 'Mỗi tháng gia đình nhập khoảng 3 tấn trái thanh long từ các vùng sản xuất ở Bình Thuận về lấy hạt làm giống. Thanh long loại này không yêu cầu mẫu mã, không đòi hỏi trái to, đẹp mà chỉ cần trái chín là được. Trái thanh long sau đó được bóp nhuyễn, cho vào nước để lọc lấy hạt'. 

Đối với sản phẩm từ mầm thanh long, bà Thu cho biết: "Mỗi tháng gia đình nhập khoảng 3 tấn trái thanh long từ các vùng sản xuất ở Bình Thuận về lấy hạt làm giống. Thanh long loại này không yêu cầu mẫu mã, không đòi hỏi trái to, đẹp mà chỉ cần trái chín là được. Trái thanh long sau đó được bóp nhuyễn, cho vào nước để lọc lấy hạt". 

Hạt thanh long sau đó được chủ cơ sở ươm lên các giá thể có sẵn và thực hiện các biện pháp chăm bón phù hợp để kích thích nảy mầm. 

Hạt thanh long sau đó được chủ cơ sở ươm lên các giá thể có sẵn và thực hiện các biện pháp chăm bón phù hợp để kích thích nảy mầm. 

'Thông thường, sau 15 ngày chăm bón, những hạt thanh long mọc mầm và phủ kín bề mặt giá thể', bà Vũ Thị Thu chia sẻ. 

"Thông thường, sau 15 ngày chăm bón, những hạt thanh long mọc mầm và phủ kín bề mặt giá thể", bà Vũ Thị Thu chia sẻ. 

Hiện nay, để đảm bảo cho quá trình sản xuất, gia đình bà Thu đã phơi khô một lượng lớn hạt thanh long, lưu trữ làm giống. 

Hiện nay, để đảm bảo cho quá trình sản xuất, gia đình bà Thu đã phơi khô một lượng lớn hạt thanh long, lưu trữ làm giống. 

Để nâng giá trị cho sản phẩm, gia đình bà Thu cũng nhập các loại gốm, sứ... với kích thước to, nhỏ, mẫu mã khác nhau để trồng cây cảnh. 

Để nâng giá trị cho sản phẩm, gia đình bà Thu cũng nhập các loại gốm, sứ... với kích thước to, nhỏ, mẫu mã khác nhau để trồng cây cảnh. 

Bà Vũ Thị Thu nói: 'Thanh long mọc mầm có màu xanh bắt mắt, lá cứng cáp nên chúng tôi cũng sử dụng để làm lớp thảm lên chậu cảnh thay cho rêu'. 

Bà Vũ Thị Thu nói: "Thanh long mọc mầm có màu xanh bắt mắt, lá cứng cáp nên chúng tôi cũng sử dụng để làm lớp thảm lên chậu cảnh thay cho rêu". 

Những chậu cảnh mini được tạo từ mầm thanh long có sức sống bền bỉ nên khách hàng có thể dùng trang trí cho các không gian nhà, vườn suốt cả năm. Hiện nay, mỗi chậu cảnh từ mầm thanh long đang được gia đình bà Vũ Thị Thu bán với giá từ 55.000 đến hàng trăm nghìn đồng.

Những chậu cảnh mini được tạo từ mầm thanh long có sức sống bền bỉ nên khách hàng có thể dùng trang trí cho các không gian nhà, vườn suốt cả năm. Hiện nay, mỗi chậu cảnh từ mầm thanh long đang được gia đình bà Vũ Thị Thu bán với giá từ 55.000 đến hàng trăm nghìn đồng.

'Vừa qua, sản phẩm chậu cảnh mini từ mầm thanh long cùng nhiều loại cây khác của gia đình đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Điều này giúp các sản phẩm của gia đình dễ tiếp cận thị trường', chủ cơ sở chia sẻ.  

"Vừa qua, sản phẩm chậu cảnh mini từ mầm thanh long cùng nhiều loại cây khác của gia đình đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Điều này giúp các sản phẩm của gia đình dễ tiếp cận thị trường", chủ cơ sở chia sẻ.  

Cơ sở sản xuất cây trang trí của gia đình bà Thu hiện có gần 100 loại cây, hoa các loại. Trong đó nhiều loại phải nhập khẩu từ nước ngoài. 

Cơ sở sản xuất cây trang trí của gia đình bà Thu hiện có gần 100 loại cây, hoa các loại. Trong đó nhiều loại phải nhập khẩu từ nước ngoài. 

Mỗi tháng, gia đình bà Vũ Thị Thu cung ứng ra thị trường khoảng 5 nghìn chậu cảnh các loại với mức giá từ 50.000 đến 200.000 đồng/chậu.

Mỗi tháng, gia đình bà Vũ Thị Thu cung ứng ra thị trường khoảng 5 nghìn chậu cảnh các loại với mức giá từ 50.000 đến 200.000 đồng/chậu.

Ngoài việc cung ứng cây, hoa trang trí cho thị trường trong nước, gia đình bà Vũ Thị Thu cũng đạt được các hợp đồng xuất khẩu qua Campuchia, Singapore.  

Ngoài việc cung ứng cây, hoa trang trí cho thị trường trong nước, gia đình bà Vũ Thị Thu cũng đạt được các hợp đồng xuất khẩu qua Campuchia, Singapore.  

Ngư dân trúng mùa ruốc biển đầu năm

Ngư dân trúng mùa ruốc biển đầu năm

Ảnh 14:29

Quảng Ngãi Ruốc biển xuất hiện dày đặc, sau vài giờ ra khơi, các tàu ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi trở về với hàng tạ ruốc cho thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Vườn cây cảnh trị giá bạc tỷ của lão nông Thanh Hóa

Vườn cây cảnh trị giá bạc tỷ của lão nông Thanh Hóa

Ảnh 15:53

Ông Đào Duy Lộc, thôn Nội Sơn, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) là chủ sở hữu vườn cây cảnh đẹp như cổ tích, trị giá cả chục tỷ đồng.

Làng Bát Tràng, Vạn Phúc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo

Làng Bát Tràng, Vạn Phúc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo

Ảnh 08:37

Tối 14/2 tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra lễ đón 2 làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc là thành viên mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.

Bánh cốm ngò đặc sản lễ hội tháng Giêng

Bánh cốm ngò đặc sản lễ hội tháng Giêng

Ảnh 16:30

Bình Dương Giữa dòng người náo nức, những quầy bánh cốm ngò được bày bán, mang đến hương vị truyền thống khó quên, đậm chất văn hóa và tinh thần lễ hội Rằm tháng Giêng.

Về nơi mạ khay, máy cấy chạy đầy đường

Về nơi mạ khay, máy cấy chạy đầy đường

Ảnh 16:00

Hải Dương Là địa phương đi đầu trong đẩy mạnh cơ giới hóa của huyện Bình Giang (Hải Dương), đến nay gần như toàn bộ diện tích gieo cấy lúa tại xã Long Xuyên được thực hiện bằng máy.

Xóm 'cà ràng' ngày đêm đỏ lửa

Xóm 'cà ràng' ngày đêm đỏ lửa

Ảnh 10:34

An Giang Hơn 50 năm qua, xóm cà ràng ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân (An Giang) hàng ngày đỏ lửa nung hàng nghìn chiếc cà ràng (bếp lò) mang đi tiêu thụ cả vùng ĐBSCL.

Xem thêm

Bình luận mới nhất