Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị |
Tham dự hội nghị có đại diện các chuyên gia trong nước và quốc tế; lãnh đạo một số địa phương ven biển và một số DN tham gia đầu tư vào thủy sản.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Ngành thủy sản đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, đóng góp 22,5% kim ngạch XK Nông lâm thủy sản của cả nước năm 2018 và nguồn sinh kế 4 triệu lao động. Năm 2018, tổng sản lượng thủy sản cả về khai thác và nuôi trồng đạt 7,75 triệu tấn, tỷ trọng các sản phẩm giá trị cao tăng mạnh, giá trị XK sản xuất tăng 6,5% so với năm 2017. Có thể nói thủy sản có bước phát triển nhanh và mạnh và có những đóng góp quan trọng trong ngành nông nghiệp, kinh tế đất nước, quy mô sản xuất không ngừng mở rộng, đặc biệt từng bước chuyển dịch từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, theo hướng bền vững hơn...
Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được, theo Thứ trưởng, việc phát triển thủy sản bền vững đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sâu rộng và trước tác động ngày càng gia tăng BĐKH. Thứ nhất, hạ tầng phát triển, trong đó cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão đang quá tải, không đáp ứng nhu cầu khai thác hải sản, khu phân loại, đánh bắt, công trình xử lý chất thải, nước thải tại nhiều cảng cá chưa đáp ứng nhu cầu VSATTP, từ đó ảnh hướng chất lượng, giá trị sản phẩm sau đánh bắt; hạ tầng SX giống, vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu SX, đặc biệt hệ thống thủy lợi, hệ thống cảnh bảo, quản trắc môi trường, cnahr báo dịch bệnh...chưa đáp ứng nhu cầu.
Thứ 2, việc quản lý khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn nhiều bất cập, trang thiết bị, năng lực quản lý và thực thị pháp luật, tuân thủ quy định IUU, mùa vụ, ngư cụ, chứng nhận khai thác còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu quản lý khai thác thủy sản bền vững.
Thứ 3, Sản xuất thủy sản còn nhỏ lẻ là phổ biến. Liên kết chuỗi giá trị, tổ chức SX khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản còn yếu; chế biến còn nhiều bất cập, năng suất nuôi trồng thủy thấp, đặc biệt nuôi tôm nước lợ, giá thành sản xuất cao.
Trước những thách thức trên, ngành thủy sản đã từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế, giữ vững nhịp độ phát triển. Chính phủ đã phê duyệt 3 chương trình hỗ trợ mục tiêu giai đoạn 2012-2015, với kinh phí tổng cộng 5.683 tỷ đồng gồm chương trình cảng, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá, chương trình giống thủy sản, chương trình nuôi trồng thủy sản...
Thông qua hội nghị này, Bộ NN-PTNT mong muốn các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận về các định hướng đầu tư phát triển thủy sản bền vững trong tương lai thông qua các dự án đề xuất dự án do Bộ NN-PTNT dự thảo. Dự kiến huy động đầu tư giao đoạn 2019-2025, với các mục tiêu như hình thành cơ sở hạ tầng, khai thác hải sản đồng bộ gắn kết với các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần, nâng cao hiệu quả khai thác, giảm thất thoát sau thu hoạch. Phát triển hạ tầng các vùng SX giống tôm, nuôi tôm nước lợ tập trung nhằm nâng cao năng suất, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường năng lực quản lý cho ngành thủy sản, phục vụ quản lý nguồn lợi bền vững; ứng dụng chuyển giao tiến bộ KHCN trong nuôi trồng, khai thác thủy sản...
Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luận các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển thủy sản bền vững; thảo luận và xác định cơ chế thực hiện dự án phát triển thủy sản bền vững theo cơ chế thực hiện NĐ 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ và NĐ 132/2018/NĐ-CP ngày 1/10/2018.