| Hotline: 0983.970.780

Vận hành cống, âu thuyền Cái Bé phòng chống hạn mặn trong mùa khô

Thứ Bảy 06/02/2021 , 16:04 (GMT+7)

Vận hành tạm thời cống, âu thuyền Cái Bé để thực hiện công tác phòng, chống hạn mặm phục vụ sản suất và dân sinh mùa khô 2020-2021.

Công trình cống Cái Bé gồm 2 cửa van mỗi cửa rộng 35 m được vận hành bằng xi lanh thủy lực, chỉ mất hơn 10 phút để hoàn thành việc đóng hoàn toàn cửa van. Ảnh: Trung Chánh.

Công trình cống Cái Bé gồm 2 cửa van mỗi cửa rộng 35 m được vận hành bằng xi lanh thủy lực, chỉ mất hơn 10 phút để hoàn thành việc đóng hoàn toàn cửa van. Ảnh: Trung Chánh.

Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 đã vận hành tạm thời cống, âu thuyền Cái Bé thuộc dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1 để thực hiện công tác phòng, chống hạn mặn phục vụ sản xuất, dân sinh mùa khô 2020-2021. Công trình cống Cái Bé (được xây dựng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang) gồm 2 cửa van mỗi cửa rộng 35 m và âu thuyền rông 15 m, ngoài ra còn kết hợp với cầu và đường giao thông nông thôn.

Theo đại diện đơn vị chủ đầu tư Hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé cho biết: Công trình cống Cái Bé thi công vượt tiến độ, đến nay đã hoàn thành 100% các hạng mục chính, đủ điều kiện đưa vào vận hành tạm thời, phát huy hiệu quả ngay trước mùa khô 2020-2021. Qua đó, giúp ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản suất cho khoảng 20 ngàn ha đất lúa, cây ăn trái.

Vận hành đóng cống Cái Bé sẽ giúp ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản suất cho khoảng 20 ngàn ha đất lúa, cây ăn trái. Ảnh: Trung Chánh.

Vận hành đóng cống Cái Bé sẽ giúp ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản suất cho khoảng 20 ngàn ha đất lúa, cây ăn trái. Ảnh: Trung Chánh.

Trước đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã có công văn đề nghị và được Bộ NN-PTNT cho vận hành tạm thời cống Cái Bé nhằm chủ động kiểm soát nguồn xâm nhập mặn và giảm chi phí đắp đập tạm (khoảng gần 130 đập) ven sông Cái Bé để bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt cho nhân dân.

Hiện nay, mực nước tại các trạm đầu nguồn sông Cửu Long và nội đồng tỉnh Kiên Giang xuống nhanh, ở mức tương đương so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Trên sông Cái Bé, độ mặn 4 g/lít xâm nhập sâu 18 km (tới xã Minh Hòa, huyện Châu Thành), độ mặn 1 g/l xâm nhập sâu 28 km (tới xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng). Trên sông Cái Lớn độ mặn 4 g/l xâm nhập sâu 22 km (tới xã Thới Quản, huyện Gò Quao), độ mặn 1 g/l xâm nhập sâu 33 km (tới thị trấn Gò Quao).

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Kiên Giang, mực nước các trạm nội đồng Kiên Giang có xu thế xuống nhanh trong tháng 2 và tháng 3. Các đợt xâm nhập mặn mạnh tiếp theo được dự báo xảy ra liên tục từ đấu tháng 2 này cho đến giữa tháng 4. Và khả năng độ mặn cao nhất xuất hiện vào đợt triều cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4/2021, độ mặn cao nhất ở mức tương đương so với trận hạn mặn lịch sử mùa khô năm 2015-2016, gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp.

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.