| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 06/04/2019 , 07:01 (GMT+7)

07:01 - 06/04/2019

Vào Nam 'vay nợ', ra Bắc 'lấy bằng'!

Vừa qua có 2 vụ việc lạ, rất lạ, khiến cả xã hội quan tâm và "thắc mắc".

Việc thứ nhất là một cán bộ của Thanh tra Chính phủ ở Hà Nội “lọ mọ” vào tận Bà Rịa - Vũng Tàu cách cả ngàn km để… vay tiền hơn 2 năm không trả. Đối tượng “bị vay” cũng lạ bởi đó là một cụ bà hơn 90 tuổi, bà Lê Thị Tích là mẹ Liệt sĩ. Lý do vay thì không rõ, chỉ biết lúc đầu chủ nợ tố là hối lộ rồi sau đó “tự diễn biến” thành “vay nợ”.

Mới đây, anh Nguyễn Xuân An (cháu bà Tích) đã ra Hà Nội để nhận lại tiền. Giấy biên nhận ghi: “Nay tôi xin hoàn trả lại đủ số tiền vay của ông An là 400 triệu đồng… Kể từ nay giữa ông Hoàng Đức Cần và ông Nguyễn Xuân An không còn bất kỳ ý kiến gì về vụ việc vay tiền kể trên”.

Trẻ, khỏe, cán bộ nhà nước ở tận Thủ đô, lọ mọ vào tận Bà Rịa - Vũng Tàu vay của cụ già 91 tuổi không quen biết từ trước số tiền lên tới 400 triệu thì.. lạ!

Nhưng lạ nữa, vay thì trả, sao phải “ghi chú” thế này nhỉ: “Kể từ nay giữa ông Hoàng Đức Cần và ông Nguyễn Xuân An không còn bất kỳ ý kiến gì về vụ việc vay tiền kể trên”. Ôi, chuyện “vào Nam vay nợ”!

Giờ thì đến chuyện “ra Bắc lấy bằng”.

Vừa qua báo chí cho biết, hàng chục người dân từ phố núi Gia Lai bỗng đùng đùng khăn gói ra Thành phố biển Hải Phòng để lấy bằng lái xe ô tô.

Sao họ lại có thể làm việc lạ đời, bỗng dưng “hứng chí” từ Tây Nguyên xa xôi vượt cả ngàn km khăn gói đến với thành phố Cảng để học lấy bằng lái xe ô tô thì lạ thật.

Đừng đặt vấn đề có chuyện gì mờ ám ở đây bởi sau 3 tháng kiểm tra, xác minh, tới ngày 29/3/2019, Sở Giao thông vận tải TP.Hải Phòng đã khẳng định rất đúng qui trình, qui định, qui chế…

Quá trình thi lý thuyết, thực hành, bài kiểm tra hết môn học, bài thi cấp chứng chỉ của số học viên trên có lưu sổ theo dõi. Thời gian tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cho các học viên chỉ được diễn ra sau khi kết thúc khóa học theo đúng quy định hiện hành. Trích xuất camera cũng cho thấy, không có sự can thiệp, tác động đến các thí sinh trong toàn bộ quá trình thi.

Thế nên thấy lạ! À, hay là những người dân phố núi này chưa bao giờ thấy biển nên quyết “2 trong 1”, ra Hải Phòng vừa học lái xe, vừa được ngắm sóng biển Đồ Sơn nhỉ?

Thôi, dù sao thì cũng mừng cho họ bởi họ đã biết biển sau chuyến “ra Bắc lấy bằng”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm