| Hotline: 0983.970.780

Vén màn những vụ mua bán nhà đất công sản trăm tỷ ở Lào Cai

Thứ Hai 24/08/2020 , 11:23 (GMT+7)

UBND tỉnh Lào Cai đã bán hàng loạt nhà đất công sản trên địa bàn để thu ngân sách, tuy nhiên "chiến dịch" này đang có nhiều nghi vấn cần phải được làm rõ.

Những khu đất kim cương 2 mặt tiền ở trung tâm thành phố đã được UBND tỉnh Lào Cai bán với giá chỉ xấp xỉ 20 triệu đồng/m2. Ảnh: Hoàng Anh.

Những khu đất kim cương 2 mặt tiền ở trung tâm thành phố đã được UBND tỉnh Lào Cai bán với giá chỉ xấp xỉ 20 triệu đồng/m2. Ảnh: Hoàng Anh.

Một ngày bán 3 nhà đất công sản thuộc đất kim cương, giá nhảy múa

Theo tài liệu mà Báo Nông nghiệp Việt Nam có được, kể từ thời điểm năm 2015 đến nay, UBND tỉnh Lào Cai liên tục có các phương án và chỉ đạo tổ chức thực hiện bán đấu giá nhà, đất công sản. Trong đó, chỉ riêng Thành phố Lào Cai và huyện Sa Pa (thị xã Sa Pa) đã có khoảng 20 thương vụ bán trụ sở, đất đai của các cơ quan nhà nước cho các tổ chức, cá nhân. Số tiền thu được từ những thương vụ này vào khoảng hơn 668 tỷ đồng. Thông qua những phiên đấu giá, đất đai, tài sản công được chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân với quyền sở hữu vĩnh viễn hoặc 50 năm.

Thống kê sơ bộ, trên địa bàn Thành phố Lào Cai có 10 nhà, đất công sản, tổng diện tích hơn 10.000m2 đã được bán đấu giá bao gồm: Nhà đất tại Công an phường Cốc Lếu; Tỉnh đoàn Lào Cai; Hội nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai; Chi cục Kiểm lâm Lào Cai; Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai; Chi cục Thuế Thành phố Lào Cai, Nhà trọ Bệnh viện sản nhi Lào Cai, Sở Công thương, Sở Ngoại vụ…

Đáng lưu ý, những thương vụ đấu giá nhà, đất công sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai bước đầu có những vấn đề về giá cả gây khó hiểu. Cùng trên một trục đường, cùng thời điểm đấu giá, tuy nhiên các vụ đấu giá lại cho những kết quả khác nhau, tiền thu nộp ngân sách nhà nước cũng khác nhau.

Năm 2016, UBND tỉnh Lào Cai có các quyết định đấu giá các cơ quan Tỉnh đoàn Lào Cai, Chi cục Kiểm lâm Lào Cai, Trụ sở Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai cùng trong một ngày (30/12/2016), cùng hình thức thuê đất 50 năm trả tiền một lần, cùng trên một trục đường, nhưng giá cả những vụ mua bán này lại nhảy múa rất khó hiểu.

Với diện tích đất 881,4 m2 đất và 668m2 nhà, Tỉnh đoàn Lào Cai được bán cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với giá 21,672 tỷ đồng (tiền đất) và 264 triệu đồng (tiền tài sản trên đất). Trụ sở Tỉnh đoàn cũ nằm giữa vị trí đắc địa bậc nhất Thành phố Lào Cai với hai mặt tiền các tuyến phố chính là Hoàng Liên và Lê Lai, cạnh Quảng trường Thành phố Lào Cai, tuy nhiên, qua đấu giá, diện tích trên được bán đấu giá cho Sacombank với mức giá xấp xỉ 24 triệu đồng/m2.

Khu đất kim cương 2 mặt tiền các tuyến phố lớn, gần quảng trường đã được UBND tỉnh Lào Cai bán cho Sacombank với mức giá xấp xỉ 24 triệu đồng/m2. Ảnh: Hoàng Anh.

Khu đất kim cương 2 mặt tiền các tuyến phố lớn, gần quảng trường đã được UBND tỉnh Lào Cai bán cho Sacombank với mức giá xấp xỉ 24 triệu đồng/m2. Ảnh: Hoàng Anh.

Cũng với địa điểm 2 mặt tiền đường Hoàng Liên và đường Lý Đạo Thành ở phường Kim Tân, với diện tích gần 2.000 m2 đất, trụ sở Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai được ông Ngô Đức Ảnh, Giám đốc Sở Tài chính Lào Cai ký Tờ trình phê duyệt và lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai ký bán cho Công ty Tiến Thành do ông Bùi Đức Toàn làm giám đốc với giá 33,354 tỷ đồng, tức chỉ xấp xỉ 17 triệu đồng/m2.

Cách đó không xa, với 1.463,3m2 đất và 549 m2 tài sản trên đất, Chi cục Kiểm lâm Lào Cai được bán cho Công ty TNHH Gia Long  với giá 35,800 tỷ đồng tiền đất và 666 triệu đồng tiền tài sản trên đất. Tính ra mức giá của Công ty TNHH Gia Long mua hơn 21 triệu đồng/m2.

UBND tỉnh Lào Cai sau đó cũng đã bán Sở Công thương, Sở Ngoại vụ, Sở Giao thông Vận tải… đều là những cơ quan nằm ở những vị trí được đánh giá là đất vàng, đất kim cương với các mức giá giao động từ 20 đến 30 triệu đồng/m2. Cao nhất có lẽ là Sở Giao thông Vận tải Lào Cai được bán cho Công ty Cổ phần An Phú Hưng theo quyết định ngày 11/1/2018 của UBND tỉnh Lào Cai với giá 41,2 tỷ đồng trên diện tích 1.248 m2 (khoảng 32 triệu đồng/m2). Cũng xấp xỉ diện tích trên, đến năm 2019, UBND tỉnh Lào Cai quyết định bán Sở Công thương với mức giá chỉ 36,468 tỷ đồng.

Một khu đất kim cương khác, cũng 2 mặt tiền các tuyến phố lớn, trụ sở Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đã được bán cho Công ty Tiến Thành do ông Bùi Đức Toàn làm giám đốc với mức giá chỉ gần 17 triệu đồng/m2. Ảnh: Hoàng Anh.

Một khu đất kim cương khác, cũng 2 mặt tiền các tuyến phố lớn, trụ sở Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đã được bán cho Công ty Tiến Thành do ông Bùi Đức Toàn làm giám đốc với mức giá chỉ gần 17 triệu đồng/m2. Ảnh: Hoàng Anh.

Trong khi đó, theo khảo sát của nhóm phóng viên, tại những khu vực lân cận, tiếp giáp với nhiều vị trí nhà, đất công sản mà UBND tỉnh Lào Cai bán cho các tổ chức, cá nhân đã có những vụ mua bán, giao dịch thị trường với giá hàng trăm triệu đồng/m2. Một người dân ở cạnh Chi cục Kiểm lâm Lào Cai, bây giờ là nhà hàng Ẩm thực phố, nơi được bán với giá chỉ hơn 21 triệu đồng/m2 khẳng định: 60m2 của gia đình tôi bây giờ dưới 10 tỷ không bao giờ chúng tôi bán.

UBND tỉnh Lào Cai cho doanh nghiệp thuê đất vàng với giá 300 nghìn đồng/m2/năm

Những câu chuyện khó hiểu về giá nhà đất công sản qua những phiên đấu giá ở Lào Cai được thể hiện khá rõ nét tại thị trấn Sa Pa, nơi có giá đất thị trường ở một số tuyến phố còn cao hơn đất phố cổ ở Hà Nội.

Theo hồ sơ tài liệu thể hiện, mặc cho mức giá thị trường ở Sa Pa cao chót vót thì những nhà đất công sản ở đây đã được UBND tỉnh Lào Cai bán, cho thuê với giá rất khiêm tốn.

Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Sa Pa được UBND tỉnh Lào Cai bán cho Công ty Cổ phần PUSAMCAP Sa Pa, chủ khách sạn Silk Path Grand Sa Pa Resort & Spa với giá 26,5 tỷ đồng cho diện tích hơn 1.337 m2…

Theo tìm hiểu của Báo Nông nghiệp Việt Nam, người đại diện Công ty Cổ phần PUSAMCAP Sa Pa là ông Bùi Tố Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Ngày 25/12/2018, ông Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch uBND tỉnh Lào Cai ký quyết định phê duyệt kết quả đấu giá trên, tính ra doanh nghiệp PUSAMCAP đã mua Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Sa Pa ở vị trí đắc địa chỉ với giá xấp xỉ 20 triệu đồng/m2.

Khu đất này trước đây là Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Sa Pa, một trong những vị trí đẹp bậc nhất Sa Pa đã được UBND tỉnh Lào Cai bán cho Công ty Cổ phần PUSAMCAP Sa Pa với giá khoảng 20 triệu đồng/m2. Ảnh: Hoàng Anh.

Khu đất này trước đây là Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Sa Pa, một trong những vị trí đẹp bậc nhất Sa Pa đã được UBND tỉnh Lào Cai bán cho Công ty Cổ phần PUSAMCAP Sa Pa với giá khoảng 20 triệu đồng/m2. Ảnh: Hoàng Anh.

Hội đồng Nhân dân thông qua, UBND tỉnh quyết định giá bán

Giải thích vấn đề này, khi trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Đinh Văn Tâm, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lào Cai, đơn vị được cho là đầu mối để tham mưu, trình UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt giá bán đấu giá nhà đất công sản cho biết: Đã có nhiều phương pháp xây dựng giá khởi điểm khi tổ chức bán đấu giá nhà đất công sản ở Lào Cai. Trong đó có so sánh trực tiếp với các lô ở xung quanh đã bán trước đó, có diện tích tương đồng, vị trí, mục đích sử dụng…  Ngoài ra, hội đồng định giá cũng loại trừ các yếu tố, thời điểm làm giá có thể thị trường trầm lắng hoặc sôi động. Ví dụ, có thể lô đất tương đồng năm 2019 có thể có giá 20 triệu/m2 , tuy nhiên sang năm 2020 có thể tăng lên hoặc giảm xuống…

Cũng theo ông Đinh Văn Tâm, hàng năm Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai đã giao cho UBND  tỉnh Lào Cai thu tiền thuê đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền bán trụ sở gắn liền quyền sử dụng đất... Căn cứ vào đó UBND tỉnh Lào Cai triển khai và thường giao cho Sở Tài chính là cơ quan chủ trì. Về phương pháp xác định giá ông Đinh Văn Tâm cho rằng theo quy định của Bộ Tài chính, tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị cung cấp cụ thể thì ông Tâm hẹn sẽ trả lời sau.

Không ít khu đất vàng sau khi các tổ chức cá nhân trúng đấu giá đã tăng giá chóng mặt. Ảnh: Hoàng Anh.

Không ít khu đất vàng sau khi các tổ chức cá nhân trúng đấu giá đã tăng giá chóng mặt. Ảnh: Hoàng Anh.

Tiếp tục khảo sát nhiều nhà đất công sản ở Lào Cai, chúng tôi nhận thấy, có không ít cơ sở sau khi trúng đấu giá với số tiền hàng chục tỷ đồng, tuy nhiên, những tổ chức, cá nhân trúng đấu giá đã bỏ hoang, không đầu tư xây dựng gì. Về thực trạng này, ông Đinh Văn Tâm cho rằng: Có thể lúc mua họ rất hăng hái, nhưng sau khi mua xong hoạt động sản xuất kinh doanh gặp những vướng mắc về tài chính, định hướng kinh doanh khác nên mới xẩy ra tình trạng trên.

Theo quy định sau khi có kết quả đấu giá, trong vòng 30 ngày đầu tiên, cá nhân, tổ chức trúng đấu giá phải trả 50 % giá trị tài sản, 60 ngày sau phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán toàn bộ số tiền trúng đấu giá. Trả lời phóng viên về việc các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá nhà, đất công sản ở Lào Cai đã thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính hay chưa, ông Đinh Văn Tâm tiếp tục “khất” để rà soát lại cụ thể.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm