Malaysia là nơi đặt trụ sở của cả Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) lẫn Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), nên các quyết sách liên quan đến bóng đá châu lục, bóng đá khu vực, liên quan đến thể thức thi đấu của giải vô địch khu vực, thường từ Malaysia mà ra.
Mà thông thường, cứ quyết sách nào, thể thức nào có lợi cho bóng đá Malaysia là họ lại tạo sức ép cho các quốc gia thành viên, để đi đến thống nhất cho bằng được, dù là theo phương thức thống nhất có lợi cho quốc gia chủ nhà của AFC và AFF.
Một trong những quyết sách đấy liên quan đến thể thức thi đấu AFF Cup, có vòng bán kết và chung kết thi đấu theo thể thức lượt đi và lượt về mà chúng ta biết đến ngày nay.
Sân Bukit Jalil hiện là sân bóng có sức chứa lớn nhất Đông Nam Á, có thể chứa gần 90.000 người |
Các sân bóng ở Malaysia chuyên tổ chức các trận đấu quốc tế đều có sức chứa thuộc vào loại khổng lồ. Có 2 sân vận động mà Malaysia thường dùng để tổ chức các trận đấu trên sân nhà của đội tuyển nước mình, đó là sân Bukit Jalil ở Kuala Lumpur và sân Shah Alam ở Selangor (cách Kuala Lumpur khoảng 60km).
Sân Bukit Jalil ở Kuala Lumpur sau khi sửa chữa phục vụ cho SEA Games năm 2017, có sức hiện thời hơn 87.000 khán giả, là sân bóng có sức chứa lớn nhất Đông Nam Á, và một trong những sân vận động to nhất thế giới. Trước đó, sân Bukit Jalil từng có thể chứa đến… 110.000 người.
Sân Shah Alam ở Selangor nhỏ hơn sân Bukit Jalil một chút, có thể chứa hơn 80.000 khán giả, tức vẫn là sân bóng có sức chứa lớn hơn mọi sân bóng còn lại, ở khắp các quốc gia Đông Nam Á (tiến sát sức chứa của các sân bóng ở Malaysia chỉ có sân Gelora Bung Karno ở Jakarta – Indonesia: Hơn 77.000 người).
Sân Shah Alam chỉ nhỏ hơn sân Bukit Jalil chút xíu, với sức chứa khoảng 82.000 người |
Lực lượng CĐV cực đoan này không ít lần quậy tưng bừng ở các giải đấu quốc tế, trong đó có vụ tấn công CĐV Việt Nam tại AFF Cup 2014, và vụ làm loạn tại vòng loại World Cup 2018, hồi năm 2016, trong trận Malaysia tiếp Saudi Arabia trên sân nhà.
Dù vậy, như đã đề cập, do Malaysia là nơi đặt trụ sở của cả AFC lẫn AFF, nên ngay cả khi CĐV Malaysia quậy tưng, án phạt dành cho bóng đá Malaysia thường… nhẹ như không. Như vụ CĐV Malaysia tấn công CĐV Việt Nam hồi năm 2014, AFF đá quả bóng trách nhiệm sang AFC, sau đó AFC giơ cao đánh khẽ, nhắc nhở bóng đá Malaysia sơ sơ, phạt tiền lấy lệ, rồi… thôi!
Thành ra, hooligan có lúc là vấn nạn của bóng đá Malaysia, khiến nhà chức trách nước này từng phải dùng biện pháp mạnh để chấn chỉnh, thậm chí đòi can thiệp vào hoạt động của Liên đoàn bóng đá Malaysia (FAM) vốn bất lực trong việc trị nạn hooligan, để không làm xấu đi hình ảnh chung của đất nước.
Thi đấu dưới những sân bóng khổng lồ như thế, đối diện với các CĐV đội chủ nhà cuồng nhiệt đến mức cực đoan như thế, các đội khách thật sự cảm thấy… khủng khiếp.
Cũng thành ra, Malaysia chỉ mới 2 lần thua trong các trận đấu trên sân nhà, thuộc vòng knock-out AFF Cup từ khi giải đấu này chuyển sang đá theo thể thức sân nhà – sân đối phương, từ năm 2004.
Lần đầu tiên là họ thua Indonesia ở AFF Cup 2004, trên sân Bukit Jalil với tỷ số 1-4 tại bán kết lượt về, ở thời điểm mà họ chưa có ý thức tận dụng ưu thế sân nhà. Lần thứ nhì, sau đó phải đến 10 năm, đó là lần họ thua đội tuyển Việt Nam ở bán kết lượt về AFF Cup 2014, với tỷ số 1-2 ở sân Shah Alam.
Còn lại, cỡ đội bóng giàu thành tích nhất AFF Cup là Thái Lan, hoặc đội bóng giàu thành tích thứ nhì là Singappore, hay đối thủ khó chịu Indonesia có thua Malaysia trên đất của họ vẫn là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào!