| Hotline: 0983.970.780

Vì sao chợ chim trời lớn nhất Nam bộ vẫn ngang nhiên tồn tại?

Chủ Nhật 22/03/2020 , 14:56 (GMT+7)

Chợ chim trời tự phát ở Thạnh Hóa - Long An đã hoạt động nhiều năm nay, công khai giới thiệu “đặc sản Đồng Tháp Mười” vẫn chưa bị dẹp bỏ.

Hàng trăm loại chim đặc thù Đồng Tháp Mười được bán ở chợ chim trời Thạnh Hóa. Ảnh: TH.

Hàng trăm loại chim đặc thù Đồng Tháp Mười được bán ở chợ chim trời Thạnh Hóa. Ảnh: TH.

Ý thức chống mua bán động vật hoang dã đang được tuyên truyền mạnh mẽ trong xã hội, nhưng chợ chim trời lớn nhất miền Tây Nam bộ thì ngang nhiên tồn tại từ năm 2014 đến nay.

Ban đầu, chỉ vài hộ kinh doanh, hiện tại đã “bành trướng” thành vài chục hộ, tạo nên một khung cảnh khá rừng rợn trên quốc lộ 62 thuộc địa bàn huyện Thạnh Hóa - Long An.

So với khu vực chợ động vật hoang dã ở Ngã Bảy - Hậu Giang, thì chợ chim Thạnh Hóa sầm uất hơn gấp nhiều lần. Bởi lẽ, ngoài các loại rắn, rùa, ba ba… thì nơi đây có hàng trăm loại chim trời rất thu hút khách hàng.

Các chủ hộ kinh doanh không ngần ngại khẳng định sản phẩm của họ được săn bắt từ vùng Đồng Tháp Mười, thậm chí có những loại chim được dán nhãn “chỉ có ở Láng Sen”.

Những lời quảng cáo ấy, cực kỳ hấp dẫn với khách hàng, nhưng lại cực kỳ đáng lo đối với những ai quan tâm đến công tác bảo vệ thiên nhiên.

Bởi lẽ, khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước Láng Sen được thế giới công nhận là khu ramsar thứ 7 của Việt Nam, bao gồm cả diện tích bảo tồn rừng tràm Đồng Tháp Mười, lâm trường Vĩnh Lợi và một phần diện tích của xã Vĩnh Đại thuộc huyện Tân Hưng - Long An.

Chim quý cũng thành món nhậu cho dân sành điệu. Ảnh: TH.

Chim quý cũng thành món nhậu cho dân sành điệu. Ảnh: TH.

Chợ chim trời Thạnh Hóa phát triển một cách phản cảm, vì vị trí mua bán nằm giáp ranh Quốc lộ 62 rẽ vào Quốc lộ N2 nối với TP.HCM. Sản phẩm từ chợ chim trời Tân Thạnh dễ dàng lưu chuyển về An Giang, Kiên Giang theo hướng Hồng Ngự - Đồng Tháp, hoặc ngược lên biên giới Campuchia theo hướng Vĩnh Hưng - Long An, và cũng không khó để cung cấp cho khu vực miền Đông Nam bộ.

Người bán công khai giới thiệu đặc sản

Người bán công khai giới thiệu đặc sản "chỉ có ở Láng Sen". Ảnh: TH.

Mỗi ngày, hàng trăm lượt xe khách và xe du lịch khi đi ngang huyện Thạnh Hóa đều ghé vào chợ chim trời. Giá bán không hề rẻ, nhưng chính cái cảm giác hoặc vì tò mò hoặc vì tỏ ra sành điệu, đã khiến không ít người bỏ ra khoản tiền lớn để được... nhâm nhi chim trời.

Chỉ cần khách chọn lựa và thanh toán xong, thì cảnh giết mổ và thui rơm chim trời diễn ra ngay trước mắt. Trung bình mỗi ngày, không dưới 1.000 con chim trời bị "hóa kiếp".

Chim trời bị

Chim trời bị "chế biến" tai chỗ. Ảnh: TH.

Vì sao những loại chim tuyệt đẹp của vùng Tháp Mười như trích cồ, sáo nâu, còng cọc… lại ngang nhiên bị bán làm đồ nhậu cho những kẻ nhiều tiền ở các đô thị lớn phương Nam? Tỉnh Long An từng có nhiều đợt vận động xóa bỏ chợ chim trời Thạnh Hóa, nhưng kết quả vẫn không có gì khả quan.

Nếu chợ chim trời Thạnh Hóa tiếp tục tồn tại, thì tình trạng săn bắt trái phép các động vật quý hiếm ở khu ramsar Láng Sen sẽ diễn biến phức tạp!  

 

Xem thêm
Ông Nguyễn Mạnh Sơn giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ

Bí thư Thành ủy Việt Trì Nguyễn Mạnh Sơn được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. Ông Sơn có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

Quy hoạch hơn 450ha quỹ đất phát triển du lịch ven hồ Dầu Tiếng

Hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, tiềm năng du lịch rất lớn, UBND tỉnh Bình Dương đang xem xét thông qua phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Trà Sơn, tay em cầm nhật thực

Câu chuyện kinh tế trang trại, làm giàu nhờ trang trại từ vùng Trà Sơn, Can Lộc, minh chứng hùng hồn, không có gì tuyệt vời bằng làm giàu ngay chính trên quê hương mình.

Bình luận mới nhất