| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 21/12/2010 , 07:15 (GMT+7)

07:15 - 21/12/2010

Vị thế ngư dân ở đâu?

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Sau 5 ngày liên tục tìm kiếm số ngư dân mất tích do bão số 9, đã tìm được xác 16 ngư dân. Vẫn còn 21 ngư dân mất tích mà hầu hết là của các tàu bị đắm.

Đến hết ngày hôm qua 20/12, số phận 21 ngư dân trên vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, những cố gắng của đất liền đối với họ vẫn “bặt vô âm tín”. Đến giờ phút này, sự chia sẻ đáng kể nhất mà lãnh đạo tỉnh có thể đưa ra là… những người tử vong sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng.

Nhiều người đã cầm tiền nhưng mắt vẫn không khỏi hướng về biển xa và hy vọng…

Mổ xẻ nguyên nhân thì có nhiều lắm, trong đó có cả thiếu trách nhiệm, bị động của các cơ quan nhà nước như cảnh báo, cung cấp thông tin trợ giúp; có cả việc hạn chế về thiết bị thông tin liên lạc, dịch vụ kỹ thuật như ảnh vệ tinh...

Thế nhưng lý do quan trọng nhất là sự chủ quan khi ra khơi không có phương án bảo toàn mà trong đó là tâm lý tiểu nông sợ "lộ" vùng cá (ngư dân hay có kiểu giữ độc quyền nguồn cá nên thấy trúng đàn là tắt ngay liên lạc, tránh việc bị dò ra tọa độ lộ nguồn cá sẽ bị các tàu cá khác nhào đến khai thác) nên khi gặp rủi ro không ai biết mà cứu giúp.

Còn nhớ trong nhiều trận bão khốc liệt vừa qua, nhiều tàu cá gặp nạn cũng có nguyên do từ những việc trên. Hình như chưa có ai đứng ra tổng kết, phân tích để rồi chuyện tàu cá “mất tích” cứ tiếp diễn và nước mắt của những người vợ lại lăn dài…

Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực tìm kiếm, sẻ chia cần có ngay giải pháp nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan như ngành thuỷ sản, biên phòng, tìm kiếm cứu nạn, cảnh sát biển, hàng hải... Hơn thế, trách nhiệm này đừng nên chỉ nhận thức là những nhiệm vụ bình thường mà hãy đặt cao hơn: xem những ngư dân đang ngày đêm bám biển là những “chiến sĩ” vừa mang của cải về cho đất liền, vừa khẳng định thêm chủ quyền quốc gia trên biển. Cho nên sự “sát cánh” đó phải đặt cao hơn cả nghĩa vụ…

Ngoài ra, ngư dân nên thay đổi tư duy, mỗi khi ra khơi cần dựa vào sức mạnh tập thể "buôn có bạn, bán có phường" như truyền thống, chứ đừng vì vài lợi ích nhỏ trước mắt mà để bản thân mình rơi vào tình thế nguy hiểm không ai cứu giúp.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm