Nghiên cứu sản xuất thành công vacxin AVAC ASF LIVE như một ‘lá chắn thép’ cứu đàn lợn và đến nay Việt Nam đang trên con đường thương mại hóa toàn cầu vacxin phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.
AVAC ASF LIVE‘lá chắn thép’ cứu đàn gia súc gia cầm
Nghiên cứu sản xuất thành công vắc xin AVAC ASF LIVE như một ‘lá chắn thép’ cứu đàn gia súc gia cầm và đến nay Việt Nam đang trên con đường thương mại hóa toàn cầu vắc xin phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
Từ năm 2016 đến nay, các ổ dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn tại các châu lục, gây sụt giảm đàn lợn giống cụ kỵ, ông, bà, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, môi trường và các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Theo Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), bệnh dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại Việt Nam vào tháng 2/2019, sau đó nhanh chóng bùng phát lan rộng ra khắp các tỉnh thành, với trên 8.500 ổ dịch trên cả nước, buộc phải tiêu hủy trên 6 triệu con lợn, gây thiệt hại trên 30.000 tỷ đồng. Hơn 1 triệu hộ trong số 3,5 triệu hộ chăn nuôi đã không thể tái đàn nuôi trở lại. Đến nay, tổng đàn lợn của Việt Nam còn khoảng 28 triệu con, nhưng nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn còn xảy ra.
Ông NGUYỄN VĂN LONG, Cục Trưởng Cục Thú Y – Bộ NN-PTNT:
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi mặc dù là có giảm so với cùng kỳ năm 2022 là khoảng 60% nhưng mà những cái tháng gần đây, đặc biệt từ tháng 8/2023 đến nay thì có cái chiều hướng gia tăng cái dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chính vì vậy mà thời gian vừa qua thì Bộ NN-PTNT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có công điện ngày hôm qua, ngày 16/11/2023 để chỉ đạo các bộ, ngành, các địa phương tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó có bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Bộ NN-PTNT cũng đã đưa ra giải pháp chỉ đạo các địa phương tập trung kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để xảy ra tình trạng bán chạy, giết mổ động vật bệnh cũng như là vứt xác là bệnh ra ngoài môi trường dẫn đến làm lây lan dịch.
Cần khẩn trương rà soát tiêm phòng, bổ sung các đàn vật nuôi để đảm bảo đáp ứng miễn dịch tối thiểu là 80% tổng đàn. Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh sát trùng, tiêu độc chăn nuôi, an toàn sinh học và đẩy mạnh việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.
Với tinh thần khẩn trương hỗ trợ người chăn nuôi phòng chống dịch bảo về đàn lợn trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN-PTNT đã đồng ý cho thương mại hóa vắc xin AVAC ASF LIVE; đồng thời chỉ đạo tiếp tục phối hợp các nhà khoa học trong nước và thế giới để tổ chức nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng của vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi và mở rộng thêm các đối tượng vật nuôi khác.
Ông NGUYỄN VĂN ĐIỆP, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam
Từ cuối tháng 7/2023 thì vaccine dịch tả lợn châu Phi do Công ty cổ AVAC Việt Nam sản xuất đã được bán thương mại tự do trên thị trường. Chúng tôi cũng đã phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước để tiến hành giới thiệu các sản phẩm này tới các địa phương. Do đây là sản phẩm mới cho nên người chăn nuôi cũng còn e dè. Tuy nhiên, sau gần ba tháng triển khai bán và giới thiệu vaccine ra thị trường thì những kết quả cập nhật đều cho thấy là vaccine an toàn và có khả năng bảo hộ cao đối với những người sử dụng.
Trong thời gian gần đây, một số tỉnh thành trong nước đã xảy ra dịch tả lợn châu Phi và nguy cơ lây truyền rất nhanh. Do vậy, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo tổ chức các đoàn công tác xuống các địa phương nắm tình hình và hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh.
Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cũng như nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau Tết nguyên đán 2024, Bộ NN-PTNT vừa trình Thủ tướng Chính phủ ký công điện chỉ đạo về việc sử dụng vắc xin dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn thịt trong phạm vi toàn quốc.
Thứ trưởng PHÙNG ĐỨC TIẾN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Dịp Tết Nguyên đán thì bao giờ cũng có nhu cầu thực phẩm tăng lên 15 – 20%. Để chủ động được nguồn cung thì trước hết phải có nhiều giải pháp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, có thể là thuốc có thể là an toàn sinh học, có thể là an toàn dịch bệnh, nhưng vaccine vẫn là “lá chắn thép” cho đàn gia súc, gia cầm. Nếu như chúng ta sử dụng tốt các loại vaccine, trong đó có vaccine cả Châu Phi thì lượng thực phẩm chúng ta yên tâm cho Tết Nguyên đán.
Tại “Tọa đàm thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam và Trung Quốc, các kinh nghiệm ứng phó bệnh Dịch tả lợn châu Phi”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam vẫn có những cơ hội để phục hồi và phát triển bền vững hơn trong năm tới. Ngành chăn nuôi cần tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, phối hợp triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh và duy trì phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động nguồn cung thực phẩm cuối năm cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu.