Cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp xanh. Ấn Độ mong muốn đầu tư vào chuỗi nông sản giá trị tại Việt Nam. Kiên Giang không có tàu cá vi phạm IUU hai quý liên tiếp. Giá ớt tăng trên 52.000 đồng/kg.
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP XANH
Phát biểu tại Diễn đàn trao đổi về vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển Hệ thống thực phẩm và nông nghiệp xanh, giảm phát thi khí hậu, Việt Nam cần nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ, mà cả khối tư nhân, doanhải khí nhà kính do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam tổ chức. Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, và các cam kết quốc tế về biến đổ nghiệp, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia thực hiện ở các quy mô khác nhau để khơi thông nguồn lực đầu tư của toàn xã hội và chuyển đổi mô hình sản xuất từ “tăng trưởng về sản lượng, năng suất, sử dụng nhiều đầu vào, thâm dụng tài nguyên” sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp xanh, ít phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp; khơi dậy tinh thần khởi nghiệp; thực hiện "đồng hành” và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ.
ẤN ĐỘ MONG MUỐN ĐẦU TƯ VÀO CHUỖI NÔNG SẢN GIÁ TRỊ TẠI VIỆT NAM
Theo Ông Atul Kumar Saxena, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu quả thanh long, các mặt hàng gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả… tới Ấn Độ. Đặc biệt, doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại thị trường Ấn Độ do nhu cầu về thực phẩm chế biến rất cao tại thị trường Nam Á. Do đó, hai nước còn nhiều dư địa cho hợp tác đầu tư và thương mại các sản phẩm nông sản cũng như hỗ trợ nhau về công nghệ chế biến.Trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam và Ấn Độ đạt gần 1,7 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu Việt Nam sang Ấn Độ đạt 424 triệu USD và nhập khẩu nông sản của Việt Nam từ Ấn Độ đạt gần 1,3 tỷ USD.
KIÊN GIANG KHÔNG CÓ TÀU CÁ VI PHẠM IUU HAI QUÝ LIÊN TIẾP
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU nên trong quý IV/2021 và quý I/2022, toàn tỉnh Kiên Giang không có tàu cá của ngư dân vi phạm IUU.Theo Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Kiên Giang, nhận thức của chính quyền cơ sở đã có bước chuyển biến đáng kể đối với công tác chống IUU và quản lý tàu cá trên địa bàn. Đến thời điểm này, tỉnh cơ bản đã ngăn chặn được tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hồi cuối năm 2021. Các ngành chức năng tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm ngăn chặn, chấm dứt, không để xảy ra tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu đối với thủy sản Việt Nam.
GIÁ ỚT TĂNG TRÊN 52.000 ĐỒNG/KG
Ghi nhận tại các tỉnh phía Nam, giá ớt được các vựa thu mua đã tăng lên mức trên 50.000 đồng/kg. Cụ thể: Giá ớt tại Bình Định dao động từ 50.000-52.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai, Bình Dương là 35.000 đồng/kg. Đồng Tháp, Cần Thơ cũng ghi nhận mức ở ngưỡng 33.000 -38.000 đồng/kg.Theo các nhà vườn, ớt đang vào mùa mưa nên sản lượng thấp, nhiều vườn đã thu hoạch trước đó nên đến thời điểm hiện tại không còn nhiều ớt để bán.Ngoài ra, sản lượng ở tại miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ cũng là nguyên nhâp góp phần đẩy giá ớt tại khu vực phía Nam tang cao.