Tiếp tục hành trình trao bồn chứa nước cho bà con vùng hạn mặn. Thủy lợi nội đồng do cấp xã quản lý xuống cấp trầm trọng. Tập huấn cho cán bộ đào tạo Đề án ‘1 triệu ha lúa chất lượng cao’. Mở rộng diện tích gieo cấy giống TBR97 và TBR87 tại Quảng Trị.
Tiếp tục hành trình trao bồn chứa nước cho bà con vùng hạn mặn
Hồ Thảo sản xuất
Ngày 24/4, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Tân Á Đại Thành trao tặng bồn chứa nướccho 40 hộ dân ở xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu và xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, chương trình còn trao tặng 10 máy lọc nước R.O phục vụ nhu cầu nước uống cho các trường học, trạm y tế ở huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu và thành phố Cà Mau. Qua đó, giúp cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn được sử dụng nguồn nước sạch, sử dụng vật dụng phù hợp để dự trữ nước phục vụ sinh hoạt.
Chương trình trao tặng bồn nước và máy lọc nước cho bà con bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn vùng ĐBSCL, với chủ đề: “Phủ xanh miền Tây cùng Tân Á Đại Thành” do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Tân Á Đại Thành thực hiện nhằm hỗ trợ người dân vùng khó khăn năm 2024 trị giá 1 tỷ đồng.
Thủy lợi nội đồng do cấp xã quản lý xuống cấp trầm trọng
Đinh Mười sx
Những năm qua, Hải Phòng đã tập trung nguồn lực đầu tư cho thủy lợi như nạo vét lòng sông, nâng cấp, xây mới nhiều công trình,…
Tuy vậy, hệ thống công trình thủy lợi tại các địa phương, nhất là cấp xã quản lý vẫn chưa hoàn thiện, nhiều công trình hư hỏng, xuống cấp, công năng hạn chế, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Tại xã An Hòa, huyện An Dương, nơi được xem là có diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhiều nhất huyện An Dương với gần 600ha, với hơn 90% hộ dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Dù được đầu tư kinh phí tu bổ, sửa chữa kênh mương nhất huyện nhưng hiện nay vẫn còn nhiều tuyến kênh mương xuống cấp, hư hỏng, thậm chí có công trình chưa đảm bảo việc phục vụ tưới tiêu.
Tại thôn Hỗ Đông, xã Hồng Phong cũng tương tự, cả thôn có 1.300 mét kênh mương xây, được làm từ năm 2000, đến nay hầu hết đều bị đổ, địa phương đã khắc phục theo hình thức chắp vá, làm được một thời gian lại đổ.
Dù cả chính quyền địa phương và người dân đều biết và kiến nghị cấp trên nhiều lần nhưng do “kinh phí eo hẹp” nên tình trạng này đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Tập huấn cho cán bộ đào tạoĐề án ‘1 triệu ha lúa chất lượng cao’
Phúc Lập sx
Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn vừa khai mạc lớp tập huấn mẫu cho tiểu giáo viên triển khai Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Mục tiêu của Đề án là nâng cao năng lực cho từ 8 – 10 ngàn cán bộ các đơn vị như Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Chi cục Phát triển nông thôn; Cán bộ khuyến nông, khuyến nông cộng đồng; Hội Nông dân tỉnh; Liên minh HTX tỉnh; Cán bộ thủy nông phụ trách vùng; Cán bộ doanh nghiệp thu mua sản phẩm…tại 05 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có mô hình thí điểm, sau đó trở về đào tạo lại cho nông dân.
Mở rộng diện tích gieo cấy giống TBR97 và TBR87 tại Quảng Trị
Công Điền sx
Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed – Chi nhánh miền Trung phối hợp với Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao TBR97 và TBR87.
Vụ đông xuân 2023 – 2024, HTX Văn Quỹ, xã Hải Phòng, huyện Hải Lăng đưa vào sản xuất thử giống lúa TBR97 và giống TBR87. Sau một vụ, theo đánh giá của Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Quảng Trị, các giống lúa trên đều sinh trưởng phát triển tốt trong suốt quá trình gieo cấy, ít bị sâu bệnh hại, có khả năng chống chịu với bệnh đạo ôn tốt hơn so với các giống khác hiện đang gieo trồng tại địa phương.
Đặc biệt, giống TBR97 và TBR87 có một số ưu điểm nổi trội như: thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ ngã tốt, khả năng thích ứng cao với điều kiện thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở địa phương.
Thời gian tới, Trung tâm đề nghị Tập đoàn ThaiBinh Seed tiếp tục nhân rộng giống TBR97 và TBR87 trên địa bàn với nhiều chân đất khác nhau, nhằm khẳng định các ưu điểm của giống để tiếp tục nhân rộng hơn nữa địa bàn huyện Hải Lăng và tỉnh Quảng Trị.
Tin dự phòng ngày 25/4
Hàng loạt tàu cá bị mất kết nối, ngư dân Bình Định lo lắng
Thực hiện: Vũ Đình Thung
Vào phim
Bình Định là tỉnh dẫn đầu trong lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá đánh bắt xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên trong khu vực miền Trung với gần 3.200 chiếc. Hầu hết ngư dân Bình Định đều lắp thiết bị giám sát hành trình của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều ngư dân, từ ngày 15 tháng 4 đến nay, tất cả các tàu cá lắm lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VNPT đều mất tín hiệu. Theo quy định, tàu cá đánh bắt xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, và thiết bị này phải đảm bảo hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu rời cảng đến khi quay về bờ, để cơ quan chức năng trong bờ quản lý hoạt động của tàu cá trên biển. Việc mất kết nối sẽ dẫn đến việc mất liên lạc giữa bờ và tàu cá trên biển, ngư dân đối mặt với nguy cơ không được hưởng tiền hỗ trợ xăng dầu. Bên cạnh đó, hiện đang là mùa đánh bắt cá chính vụ, việc không có kết nối thiết bị giám sát hành trình, tàu cá của ngư dân không được rời bến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân. Hiện cơ quan chức năng đang phối hợp với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam để tìm giải pháp khắc phục.