Cây na trên núi đá vôi đã giúp cho người dân huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn thoát nghèo và nó được ví như 'vàng xanh' vùng biên ải.
Đá chồng đá... núi chồng núi…
Đó là câu chuyện của cách đây gần hơn 30 năm về trước khi người dân thị trấn Chi Lăng miêu tả về những núi đá vôi ở đây.
Bằng sự cần mẫn, sức sáng tạo người nông dân nơi đây bền bỉ đã vác đất lên núi để cây na trên núi.
Đến nay một màu xanh của lá đã phủ kín những núi đá, và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây được vi như vàng xanh vùng biên ải.
Vẫn như mọi ngày, ngay từ sáng sớm ông Vi Văn Kì đã tất bật chọn và hái na để mang xuống chợ để giao cho các thương lái.
Phỏng vấn
Ông VI VĂN KÌ
Thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
“Điểm khác biệt na Chi Lăng có dãy núi đá vôi nên quả na chi lăng sẽ thơm ngon hơn các vùng khác. Một năm núi đá cao tôi chỉ làm được 1 vụ thôi, ở dưới đồng bằng thì làm được 2 vụ, còn núi đá cao chỉ làm được 1 vụ thôi, còn phụ thuộc thời tiết, không có nước không làm gì được”
Với đặc thù là núi đá vôi, kết hợp với khí hậu ôn hòa của vùng núi Tây Bắc, cây na trên núi đá tại đây có hương vị đặc biệt hơn so với những vùng đất khác được ví như vàng xanh vùng biên ải.
Bước sang năm thứ 30 gắn bó với cây na, ông Kì cùng bà con tại thị trấn Chi Lăng cũng đã tích lũy được nhiều kiến thức trong chăm sóc cây na cũng như kĩ thuật thu hoạch trái na làm sao phải đảm bảo quả na không bị mất phấn.
Ông VI VĂN KÌ
Thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng sơn
“Cắt quả na phải cầm 2 ngón tay không thể cả nắm tay vào được, kĩ thuật cầm 2 ngón tay 2 cạnh của na, cầm kéo cắt rồi thả từ từ vào thúng xếp gọn gàng thì cả qua na sẽ không bị xước, không bị mất phấn”.
Khi những giọt mồ hôi của người nông dân rơi xuống những tảng đá, thì cũng là lúc cây na đơm hoa kết trái.
Những quả na to đều, vị ngọt, khi chín có mùi thơm đặc trưng, có màu trắng kem và ăn rất ngon miệng khi trồng na trên núi đá đã tạo được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay, diện tích na trên địa bản Chi Lăng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 698,92ha.
Nếu như trước kia người dân phải rất vất vả gánh từng sọt na từ đỉnh núi xuống thì nay những chiếc tời này đã giúp họ giúp tiết kiệm sức lực mà lại vận chuyển nhanh hơn mà vẫn không ảnh hưởng đến trái na.
Ông VI VĂN KÌ
Thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
“Từ ngày có cái tời thì giúp tiết kiệm công sức của bà con, giúp việc vận chuyển na cũng dễ dàng hơn, mà bảo quản được mẫu mã quả na, không làm xây xát quả.
Những trái na to mọng sẽ theo hệ thống ròng rọc mà xuống núi để kịp giao cho thương lái đưa lên những chuyến xe đi khắp mọi miền đất nước, trồng na trên núi đá vôi vừa giúp bà con có mức thu nhập cao mà lại vừa quảng bá được hình ảnh của người dân xứ Lạng.
Mỗi một cân na có giá trung bình từ 30 đến 35.000 đồng. Hiện nay diện tích na trên toàn huyện Chi Lăng là 2.300 ha, cho sản lượng khoảng 20.000 tấn quả/năm.
Ông VI VĂN QUÝ
Thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng
“Na này phát triển cũng khá là cao, bà con bán cũng có giá, bán khá là đắt, có năm quả to đẹp khả năng 70-80/kg. đời sống bà con nơi đây ngày càng phát triển hơn, giúp bà con sắm được tivi, xe cộ, xe hơi, xe máy..”
Ông VI VĂN TUẤN
Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
“Trước đây đối với sản phẩm na sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thì giá trị 150 tr- 200 tr thì giờ giá trị sản phẩm na đã tăng lên gấp 1,5 lần cho với trước đây. Ngoài việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thì chúng tôi cũng quan tâm đến việc chỉ đạo sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn Ocop, và theo tiêu chuẩn Vietgap, từ đó góp phần tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong nước và ngoài nước biết đến sản phẩm na chi lăng”.
Na Chi Lăng giờ đây đã trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước. Na được mùa, được giá không chỉ giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo mà còn giúp họ “ăn nên làm ra”. Chính vì vậy na Chi Lăng được bà con nơi đây ví như là vàng xanh vùng biên ải.