Chăn nuôi theo mô hình khép kín, tuần hoàn, đang được nhiều hộ dân tại huyện Châu Thành A (Hậu Giang) áp dụng. Mô hình này giúp giảm chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận.
Chăn nuôi tuần hoàn, giảm trên 30% chi phí, tăng hơn 10% lợi nhuận
Thời gian qua được sự hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí từ trạm khuyến nông huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, nhiều hộ dân đã băt đầu thực hiện mô hình chăn nuôi tuần hoàn đó là trồng cỏ để nuôi bò, lấy phân bò nuôi trùn quế, trùn quế lấy làm thức ăn cho cá thát lát cườm, còn phân trùn quế bón cho cỏ và cây ăn trái trong vườn. Mô hình được người dân đánh giá rất cao do giảm được chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận.
Ông LƯƠNG HÙNG KHANH- Xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang: “Mô hình kinh tế tuần hoàn bước đầu tôi thấy hiệu quả khả quan bởi vì bò lúc trước có 150kg còn bây giờ lên khoảng 300, trước mắt lợi nhuận tôi thấy có rồi”.
Ông TRẦN VĂN TUẤN – Cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình đạt lợi nhuận cao hơn 10% so với sản xuất truyền thống, giảm ít nhất 30% chi phí đầu vào, cải thiện môi trường tốt hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhận thấy mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả nên huyện đang tổ chức nhân rộng.
Phát biểu Ông ĐỖ VĂN HẢI - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành A, Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang: “Trạm Khuyến nông sẽ tổ chức hôi thảo để đánh giá rồi mời người dân lại để tham quan thực tế để tiếp cận mô hình. Trạm sẽ tư vấn cho các hộ dân có nhu cầu để người dân hiểu rồi áp dụng.
Ngoài tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương, thì mô hình chăn nuôi tuàn hoàn, không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái và sức khỏe con người.
Với những giá trị mang lại cho sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, mô hình tiếp tục được nhân rộng, giúp người dân thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững.