Chính phủ đề nghị TP. HCM xem xét điều chỉnh phí hạ tầng cảng biển. Lạm phát thực phẩm toàn cầu giúp xuất khẩu cá tra tăng mạnh. Không làm giảm uy tín hàng xuất khẩu do gian lận xuất xứ. Giá tiêu Việt Nam ngược chiều thế giới.
CHÍNH PHỦ ĐỀ NGHỊ TP. HCM XEM XÉT ĐIỀU CHỈNH PHÍ HẠ TẦNG CẢNG BIỂN
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa có đề nghị TP.HCM xem xét điều chỉnh mức thu, đối tượng thu phí hạ tầng cảng biển trong tháng 7 tới đây. Theo kết luận tại cuộc họp với các bộ, ngành và Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam về phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM. TP.HCM thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4 là đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 và tác động bởi nhiều yếu tố khác trong nước và thế giới. Thời gian qua, chi phí cảng biển tăng cao đang gây áp lực lên nhiều doanh nghiệp, nhất là các mặt hàng nông sản, vốn phải vận chuyển nhanh, dùng contenier lạnh,…Điều này đã và đang tạo sức ép lên giá bán xuất khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt.
LẠM PHÁT THỰC PHẨM TOÀN CẦU GIÚP XUẤT KHẨU CÁ TRA TĂNG MẠNH
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP nhận định, lạm phát giá thực phẩm và thủy sản cao kỷ lục trên thế giới đang tạo lợi thế cạnh tranh cho tra xuất khẩu của Việt Nam.Tính đến nửa đầu tháng 5, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đông lạnh sang EU đạt gần 77 triệu USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Hà Lan là thị trường có sức hút nhất, chiếm 32% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này.VASEP dự báo, giá lương thực ở châu Âu sẽ tăng lên mức chưa từng có sẽ là cơ hội để cá tra có mức tăng trưởng vượt bậc tại thị trường này sau nhiều năm duy trì ổn định. Bên cạnh đó, việc nhiều quốc gia châu Âu áp lệnh “trừng phạt” cá minh thái của Nga - vốn là sản phẩm cạnh tranh mạnh với cá tra cũng khiến cho nguồn cung cá thịt trắng của khu vực này bị giảm đáng kể.
KHÔNG LÀM GIẢM UY TÍN HÀNG XUẤT KHẨU DO GIAN LẬN XUẤT XỨ
Với chính sách tạo thuận lợi cho đầu tư, Việt Nam đang là một trong những lựa chọn hàng đầu để doanh nghiệp nước ngoài dịch chuyển sản xuất khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại từ nước thứ ba.Điển hình là việc Hoa Kỳ liên tiếp điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với sản phẩm tủ gỗ Việt Nam, có hay không việc sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ Trung Quốc thuộc phạm vi áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng với sản phẩm tương tự của Trung Quốc.Kể từ thời điểm lần đầu tiên Bộ Công Thương công bố danh sách cảnh báo tới nay đã có 7 sản phẩm nằm trong danh sách cảnh báo bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại. Trong đó có 2 mặt hàng nông sản là gỗ dán có nguyên liệu làm từ gỗ cứng và mật ong. Thông qua công tác cảnh báo sớm, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã chủ động trong công tác ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.
GIÁ TIÊU VIỆT NAM NGƯỢC CHIỀU THẾ GIỚI
Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế, thị trường tuần này phản ứng trái chiều khi duy nhất giá tiêu Việt Nam ghi nhận giảm. Trong đó khi, giá tiêu Ấn Độ được báo cáo là ổn định trong tuần này. Còn giá tiêu trắng Indonesia tiếp tục được báo cáo tăng.Giá tiêu trong nước ngày 11/6 hiện giảm 500 đồng/kg và được giao dịch trong khoảng 71.000 - 74.500 đồng/kg.Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg,Còn tại Gia Lai, Đồng Nai hồ tiêu đang được thu mua ở mức 71.000 đồng/kg.