Đồng Nai là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc thực hiện ‘Kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới’ mà Bộ NN-PTNT xây dựng nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ.
Đẩy mạnh liên kết HTX và tư duy kinh tế nông nghiệp
Đồng Nai là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc thực hiện “Kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ.
MC: Căn cứ Nghị quyết số 106 năm 2023 của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ.
Đồng Nai là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc thực hiện “Kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” kế hoạch này.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý vị và các bạn theo dõi ghi nhận do các phóng viên Báo Nông Nghiệp Việt Nam khu vực Đông Nam bộ thực hiện.
Lời bình:
Tại Đồng Nai, trong thời gian qua đã tổ chức truyền thông, phổ biến, nâng cao nhận thức tầm quan trọng của hợp tác xã trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tỉnh cũng đẩy mạnh xây dựng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực, ngành hàng và vùng, miền, địa phương. Tiêu biểu như tại HTX Ca Cao Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Thế nhưng 5 năm gần đây, dù giá cả không tăng đột biến như những cây trồng khác, ông Nô lại phấn khởi chăm sóc vườn ca cao này vì được hỗ trợ kỹ thuật, vật tư hệ thống tưới. Đặc biệt được bao tiêu đầu ra do tham gia liên kết sản xuất cánh đồng lớn.
Ông LÊ MỸ NÔ
Xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Họ thu rất ổn định, tức là từ 5.800đ/kg…Họ thu ổn định như vậy thì mình yên tâm mà sản xuất…
Ông TRƯƠNG VĂN MỸ
Giám đốc HTX Ca cao Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Mới ban đầu thì 22 thành viên. Lúc đó sản lượng ít, Qua năm ngoái đã là 67 thành viên rồi. Sản lượng đã tăng len hơn 200 tấn. Năm nay tăng lên gấp đôi. Nông dân trồng cây khác thấy kém hiệu quả nên đã tự động làm đơn tham gia HTX.
Việc liên kết sản xuất, sơ chế và chế biến sâu là yêu cầu bắt buộc để thoát khỏi tình trạng sản xuất nông nghiệp mang tính manh mún, nhỏ lẻ. Chỉ có liên kết mới giúp có nhiều hàng hóa lớn, sản phẩm đi được xa, có thương hiệu mạnh và cạnh tranh được khi bước vào hội nhập.
Tuy nhiên, để chuỗi liên kết giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp không bị đứt gãy, thì việc hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc đầu ra cũng là yếu tố quyết định để chuỗi bền chặt.
Ông NGUYỄN VĂN LĨNH
Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Đồng Nai
Các chủ thể sẽ được hỗ trợ chi phí đi lại ăn ở kho tham gia hội thảo, triển lãm để qua đó kết nối sản phẩm của mình vào siêu thị, nhà phân phối. Tại hội chợ triển lãm, nếu doanh nghiệp đủ lớn thì TT chúng tôi hỗ trợ 70% chi phí thuê gian hàng. Còn doanh nghiệp mà chưa đủ tiềm lực để tổ chức gian hàng riêng thì Đồng Nai sẽ tổ chức gian hàng chung để các đơn vị nhỏ lẻ đưa hàng hóa miễn phí vào trưng bày chung…
Ông NGUYỄN VĂN THẮNG
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai
Các doanh nghiệp, chúng tôi đăng ký với các tỉnh để liên kết đưa lên sàn thương mại điện tử, kể cả của Bộ NN, Bộ CT và các Bộ liên quan. Đồng thời gắn kết với địa phương để địa phương đưa lên các sàn thương mại này. Ngoài ra thì cũng hỗ trợ với doanh nghiệp mà có liên quan liên kết với người sản xuất.
Mục tiêu đến năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai sẽ có khoảng 50% giá trị sản lượng trong các hình thức chuỗi liên kết. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết 143 làm cơ sở tháo gỡ khó khăn cũng như có giải pháp lâu dài, toàn diện để các sở ban ngành phối hợp hỗ trợ cho các thành phần tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Ông VÕ VĂN PHI
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
Để thực hiện chuỗi liên kết này, tỉnh đã chỉ đạo rất toàn diện. trong đó là khâu tuyên truyền. Đối với sở ngành thì Sở KHĐT triển khai các cụm công nghiệp bảo quản chế biến sâu trong sản phẩm, sở Công thương triển khai công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, địa phương thì xây dựng vùng trồng, mã vùng trồng, cac tiêu chuẩn hàng hóa khác, rồi tổ chức các HTX…
MC: Thưa quý vị và các bạn!
Là tỉnh công nghiệp nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đóng tỉ trọng hơn 10% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Các chuỗi liên kết bình quân hàng năm tiêu thụ hơn 25 ngàn tấn nông sản tươi sống ra thị trường. Đồng Nai hiện đang chú trọng sản xuất chuỗi liên kết gắn với chế biến sâu theo nhu cầu của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Việc Đồng Nai và các tỉnh thực hiện hiệu quả chủ trươngliên kết của Bộ NN-PTNT đang góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét thực chất về phát triển Hợp tác xã nông nghiệp, phù hợp với định hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, tác động tích cực đến quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Phóng sự do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện đến đây cũng xin phép được khép lại. Cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Mến chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những chương trình sau.