| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư 2,4 tỷ đồng liên kết sản xuất lúa chất lượng cao

Thứ Năm 23/11/2023 , 18:13 (GMT+7)

UBND TP Hà Tĩnh vừa phê duyệt dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng cao, thực hiện tại 4 xã với diện tích gần 22ha.

Theo đó, dự án bắt đầu triển khai từ vụ xuân năm 2024 tại các xã Đồng Môn, Thạch Hạ, Thạch Bình và phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) do HTX Nông nghiệp Đồng Tiến (TP Hà Tĩnh) chủ trì, liên kết với 5 hộ dân thực hiện. Thời gian triển khai trong 3 năm (2023 - 2026) với diện tích gần 22ha, mỗi năm 2 vụ. Tổng kinh phí đầu tư dự án hơn 2,4 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách tỉnh, Thành phố hỗ trợ hơn 711 triệu đồng, số còn lại do các bên tham gia liên kết thực hiện.

Dự án sẽ hỗ trợ đầu tư, đưa cơ giới hóa vào đồng bộ trong sản xuất lúa. 

Dự án sẽ hỗ trợ đầu tư, đưa cơ giới hóa vào đồng bộ trong sản xuất lúa. 

Mục đích triển khai dự án nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đưa cơ giới vào sản xuất lúa; ứng dụng công nghệ mới về giống, đưa các giống có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy; liên kết sản xuất theo chuỗi đảm bảo bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Những diện tích trong dự án đặt mục tiêu đạt năng suất bình quân 4,8 tấn/ha/vụ, sản lượng lúa 188 tấn và phụ phẩm sau thu hoạch 9.500 cuộn rơm. Dự án thành công còn tạo tiền đề mở rộng quy mô liên kết sản xuất, đồng thời góp phần thực hiện cơ giới hóa ở các khâu 100% diện tích đất trồng lúa trên địa bàn Thành phố.

Trong quá trình triển khai, dự án sẽ đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, nhà sản xuất mạ, hệ thống khay, dây chuyền sản xuất mạ, máy cấy, máy gặt đập liên hợp, máy cuộn rơm và các loại máy móc, phương tiện, thiết bị khác đảm bảo hoạt động sản xuất.

HTX Nông nghiệp Đồng Tiến cung ứng cây giống thông qua dịch vụ mạ khay - cấy máy và các dịch vụ đầu vào (mạ khay, cấy máy, thu hoạch lúa và phụ phẩm rơm rạ theo quy mô, diện tích trong hợp đồng đã ký kết giữa các bên tham gia liên kết); vật tư, thuốc BVTV; tập huấn quy trình kỹ thuật; theo dõi, phòng trừ sâu bệnh và tiêu thụ sản phẩm vào cuối vụ. Dự án được thực hiện theo quy trình VietGAP.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với bệnh cúm gia cầm các tháng cuối năm

Theo Cục Thú y, trong các tháng cuối năm, nguy cơ bệnh cúm gia cầm xảy ra trên phạm vi rộng rất cao do hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm gia tăng.

Nữ kỹ sư giúp người dân thoát nghèo nhờ cây tía tô bản địa

Lào Cai Với hơn 30ha tía tô cùng 20 sản phẩm đa dạng, chị Trần Anh Xuân đã tiên phong đưa cây tía tô bản địa thành cây giúp bà con thoát nghèo.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.