Hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hải Dương và thành phố Hà Nội. Người dân vừa giảm sức lao động, lại tăng năng suất.
Hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hải Dương và thành phố Hà Nội. Người dân vừa giảm sức lao động, lại tăng năng suất.
Nếu như trước kia việc lấy nước lên cánh đồng trồng rau này của gia đình bà Nguyễn Thị Diệp gặp rất khó khăn. Thì giờ đây chỉ cần di chuyển ra đầu bờ ruộng là bà Diệp đã có thể bơm nước, hoặc múc nước để tưới cho toàn bộ diện tích 2 sào rau màu của gia đình.
Nhờ có nông thôn mới mà việc đồng áng của người nông dân xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ trở nên đơn giản, thuận tiện hơn bao giờ hết. Hệ thống kênh mương nội đồng được hoàn thiện thì mức sống và mức thu nhập của người dân trong xã đã được nâng lên rõ rệt.
Bà NGUYỄN THỊ DIỆP
Xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Từ ngày có kênh mương đến giờ thì bà con làm việc đực thuận lợi hơn trước. Vâng, tôi rất là phấn khởi được nhà nước làm hệ thống kênh, mương máng thế này, tôi rất phấn khởi.
Tham gia trực tiếp là người dân…..
Được thụ hưởng cũng là người dân….
Theo ông Nguyễn Văn Định xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội nếu trước đây để tưới 5 sào hoa màu thì gia đình ông phải cần từ 5 đến 7 lao động, giờ đây chỉ cần với 2 lao động là gia đình ông đã đảm bảo việc tưới tiêu cho tất cả các diện thích hoa màu. Vừa cắt giảm nhân lực vừa tiết kiệm được chi phí người dân lợi đơn lợi kép.
Nếu như trước kia phải mất hai ngày hộ gia đình bà Lê Thị Nga mới lấy được nước vào đén ruộng thì giờ đây chỉ cần một buổi sáng là bà Nga đã hoàn thành việc tưới tiêu cho 3 sào hoa màu.
Phấn khởi và vui mừng đó không chỉ là cảm xúc của bà Nga mà còn là niềm vui của rất nhiều hộ nông dân khác khi được kể về thành quả của xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Bà LÊ THỊ NGA
Xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Ngày xưa chưa có kênh mương thì bà con vất vả lắm, nước lôi lâu mới vào được ruộng nên hoa màu xấu lắm. Ngày xưa cứ phải 2 ngày mới vào được ruộng, bây giờ chỉ buổi sáng là vào đầy nước rồi. Nông thôn mới bây giờ xây dựng mương máng, đường cái đẹp đẽ, thông thoát nên cô quá là vui rồi!
Xã Võng Xuyên có tổng 356 ha diện tích đất nông nghiệp. Trong đó diện tích trồng lúa là 209 ha, diện tích trồng rau màu chuyên canh là 147 ha, chủ yếu là cây hành hoa, rau cải các loại và rau gia vị. Hiện nay số hộ tham gia trồng hoa màu trong xã chiếm đến 40%.
Bà BÙI THỊ AN
Xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Nhà nước làm mương máng thế này giúp dân, dân phấn khởi quá! Nước đến tận ruộng, hằng ngày tưới hành, đỗ, dưa, ngô, khoai, sắn.
Giúp nhà cô quá thuận tiện, quá lợi cho nhà cô và mọi người, nói chung là quá sung sướng. Phấn khởi quá, ai cũng mừng, sung sướng quá!
Từ khi có hệ thống kênh mương nội đồng đất đai của người dân luôn được tơi xốp, sẵn sàng để gieo trồng. Bất cứ ai ghé qua xã Võng Xuyên, chắc hẳn sẽ ngạc nhiên bởi vùng rau màu ở đây luôn bốn mùa tươi tốt như chưa từng được thu hoạch. Bà con nông dân vẫn nói vui với nhau, không được cho đất nghỉ, liên tục phải bắt đất “nhả” ra vàng.
Ông BÙI VĂN NĂM
Thôn Hồng Ngoạn, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Từ khi Đảng nhà nước quan tâm đến đồng ruộng và nông thôn mới như chúng tôi thì tôi thấy là đường xanh sạch đẹp thoáng. Chúng tôi thấy là làm cho đời sống của nhân dân được thoải mái và tin tưởng làm được thóc lúa rau màu; khi mà nông thôn mới đã đưa đến bà con chúng tôi thì chúng tôi thấy đời sống của nhân dân được giảm lao động, thuận lợi về tưới tiêu.
Dù tất bất thu hoạch hành để cho kịp giờ giao cho các mối buôn, thế nhưng ông Bùi Văn Năm thuộc cụm dân cư số 3 thôn Hồng Ngoạn vẫn không giấu được cảm xúc khi chia sẻ với chúng tôi, vụ hành này gia đình ông vừa được mùa lại được giá cao, từ khi xã có hệ thống kênh mương nội đồng gia đình ông đã chuyển sang trồng cây hành, từ đó đến nay cây hành sinh trưởng và phát triển tốt, giúp gia đình ông có thu nhập ổn định.
Những cánh đồng trải dài xanh mướt rau, củ, quả, được điểm xuyết bởi những con đường hoa liên thôn đã khiến người qua đường ngỡ ngàng, từ đó ý thức bảo vệ ruộng đồng, bảo vệ môi trường nông thôn của mỗi người dân cũng được nâng cao.
Ông ĐOÀN VĂN KHANG
Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Võng Xuyên
Trước đây kênh mương chưa được củng cố, hệ thống kênh mương nội đồng vẫn chưa được khắc phục; cho đến hiện nay thì nước thì được đảm bảo, đường đi thì đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhân dân rất là phấn khởi. Cho đến giờ phút này thì so sánh với trước kia thì năng suất có thể nói là rất là vượt trội.
Vụ thu đông này, niềm vui phấn khởi đều hiện rõ trên khuôn mặt của bà con nông dân xã Võng Xuyên, khi thu nhập từ những cánh đồng rau màu gấp từ 2,5 lần so với vụ hè thu, giá trị sản xuất từ 300 đến 400 triệu đồng/ha, những con số có thể nói là không tưởng với người nông dân trước kia.
Bà CẦM THỊ LAN HƯƠNG
Phó Trưởng phòng Kinh tế thủy lợi, Cục Thủy lợi
Hệ thống công trình TLN, TLNĐ dần được bổ sung, hoàn thiện đã bảo đảm nguồn nước cho các vùng có diện tích tưới nhỏ, phân tán. TLN, TLNĐ cùng với các hệ thống thủy lợi lớn tạo nên tính đồng bộ, hiệu quả; góp phần tiết kiệm, nâng cao hiệu suất sử dụng nước.
Hiện cả nước có khoảng 95% số xã đạt tiêu chí Thủy lợi, đồng nghĩa với việc đảm bảo trên 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động, nhờ đó, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Môi trường nông thôn được gìn giữ, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của những cánh đồng rau xanh mát và đó cũng là điều kiện để địa phương này về đích nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.
Cùng với sự cần cù, chăm chỉ của người nông dân, hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư nâng cấp, đây sẽ là tiền đề để xã Võng Xuyên xây dựng vùng rau sạch, rau an toàn, mở ra hướng đi mới về mô hình xuất khẩu rau trong thời gian tới.
Làng quê nay đã đổi khác, đến với xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương ai cũng sẽ ngạc nhiên về một màu xanh của hoa màu được trải dài trên khắp các cánh đồng.
Nếu như trước đây chưa có nông thôn mới những diện tích đất này cằn cỗi kém hiệu quả, sau gần 10 năm về đích nông thôn mới vùng đất nơi đây “đã thay da đổi thịt” theo từng năm tháng, có được sự thành công đó là nhờ vào việc đầu tư các công trình thủy lợi kênh mương nội đồng.
Những gánh nước hôm nay chỉ còn dành để phục vụ cho một số loại cây trồng đặc hữu. Còn mọi hoạt động tưới tiêu trên cánh đồng rau màu rộng lớn đều được bà con nông dân gửi gắm qua những vòi tưới tự tiết kiệm được lắp đặt, một cách ngay ngắn, khoa học, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất cho đất và cây trồng.
Ông NGUYỄN ĐỨC CÁCH
Xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Nông thôn mới phấn khởi lắm, tất cả bà con như thế này về đến tận ruộng tưới là thích lắm rồi.
Tham gia trực tiếp là người dân…..
Được thụ hưởng cũng là người dân….
Theo ông Nguyễn Văn Định nếu trước đây để tưới 5 sào hoa màu thì gia đình ông phải cần từ 5 đến 7 lao động, giờ đây chỉ cần với 2 lao động là gia đình ông đã đảm bảo việc tưới tiêu cho tất cả các diện thích hoa màu. Vừa cắt giảm nhân lực vừa tiết kiệm được chi phí người dân lợi đơn lợi kép.
Bà BÙI THỊ THÁI
Xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Lúc đấy chưa có thì hệ thống tưới thì chúng tôi tưới thì vất vả lắm, cây cối nó bị nhiễm bệnh này, sâu đất này, cho nên cây cối nó không thể phát triển được, giờ nhờ đảng và chính phủ có nước sạch như thế này cây cối nó lên tốt tươi là bán không xuể được.
Để niềm vui của người dân được trọn vẹn như ngày hôm nay, phải kể đến công trình tưới nước áp lực cho trên 100 ha được đầu tư trong giai đoạn 2015-2018 trong chương trình phát triển nông thôn mới, các kênh mương được bê tông hóa thay thế những hệ thống kênh mương bằng đất.
Công trình đã giúp giải quyết khâu tưới tiêu cho hàng trăm hộ dân, làm thay đổi nhận thức của người nông dân trong việc sử dụng và quản lý nguồn nước.
Đất đai thông thoáng, hoa màu cấp đủ nước, sản lượng tăng, thu nhập của người dân cũng vì thế mà được tăng lên rõ rệt.
Ông NGUYỄN VĂN ĐỊNH
Xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Chúng tôi là người nông dân, khi phát triển nông thôn mới thì hưởng thụ là người nông dân chúng tôi được hưởng thụ trực tiếp, trong những cái đồng ruộng cũng như trong thôn xóm, việc làm này nó cũng mang lại kinh tế ổn định trong gia đình.
Xã Phạm Kha hiện có hơn 288 hecta dện tích đất nông nghiệp, trong đó có 162 hecta là sản xuất chuyên canh hoa màu.
Với hơn 2.000 hộ dân trồng rau màu thì có tới trên 90% hộ dân được tiếp cận hệ thống tưới nước tự động.
Vụ thu đông này niềm vui phấn khởi đến với bà con nông dân xã Phạm Kha khi thu nhập từ những cánh đồng rau màu gấp từ 2,5 lần so với vụ hè thu, giá trị sản xuất từ 400 đến 450 triệu đồng trên một hecta, những con số có thể là không tưởng đối với người nông dân trước kia; quan trọng nhất môi trường nông thôn được gìn giữ, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của những cánh đồng tàu xanh mát.
Bà NGUYỄN THỊ NGUYỆT
Xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Giúp cho người nông dân như chúng tôi là không phải gánh gồng nước lên tận ruộng, cứ thế cắm lên là tưới cũng thích nhàn, đỡ vất vả hơn trước.
Nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng đồng bộ hệ thống thủy lợi được xem là nhiệm vụ then chốt để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại các xã trong huyện.
Ông VŨ VĂN HÁN
Chủ tịch Hội Nông dân xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Rau màu đảm báo được nguồn nước thì đất cũng thông thoáng lên rau màu có đủ nước phát triển cũng rất là xanh tốt, từ đó thì sản lượng rau màu trên một đơn vị diện tích cũng được tăng lên rất là nhiều.
Ông NHỮ VĂN CÚC
Chủ tịch UBND huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Xây dựng nông thôn mới thì đem lại quyền lợi cho người dân, trong thời gian qua thì UBND huyện Thanh Miện đã triển khai ở tất cả các địa phương, cái này thì người dân đã được hưởng lợi trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục duy trì chất lượng của nông thôn mới và nâng cao chất lượng, thời gian tới chúng tôi sẽ tuyên truyền tích cực về xây dựng nông thôn mới.
Sự chung tay của chính quyền các cấp của tỉnh Hải Hương, cùng sự đồng lòng chung sức của bà con nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Các tuyến kênh nội đồng này có vai trò rất quan trọng giúp cho nông nghiệp xã Phạm Kha ngày càng phát triển bền vững hơn và giúp hoàn thành tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Bà CẦM THỊ LAN HƯƠNG
Phó Trưởng phòng Kinh tế thủy lợi, Cục Thủy lợi
Cái mô hình này nó đã giúp cho việc tiết kiệm được nước từ các hệ thống kênh mương hở, tiết kiện được công sức của người nông dân trong việc lấy nước để tưới rau, chuyển sang việc tưới chủ động bằng đường ống, khi tưới chủ động như vậy thì sẽ giảm chi phí tưới đồng thời tiết kiệm nước và giảm công sức lao động của người dân rất là nhiều, nhờ đó tạo nên cái hiệu quả rất là tích cực.
Với việc xây dựng hệ thống tưới nước áp lực đồng bộ trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Phạm Kha đã giúp cho người dân có động lực để mở rộng diện tích canh tác rau màu, từ đó giúp khai thác tối đa công suất kênh mương nội đồng, đem lại sự ổn định phát triển trong đời sống kinh tế xã hội cho vùng quê nơi đây.