Theo nhiều hộ chăn nuôi tại Trà Vinh, heo rừng lai có ưu điểm dễ nuôi với thức ăn là các phụ phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, chúng có sức đề kháng cao hơn heo truyền thống.
Theo nhiều hộ chăn nuôi tại Trà Vinh, heo rừng lai có ưu điểm dễ nuôi với thức ăn là các phụ phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, chúng có sức đề kháng cao hơn heo truyền thống.
Chị Lâm Thị Thanh Nga, ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, từng thu lỗ bạc chục triệu đồng do giá heo hơi sụt giảm. Nhằm tìm hướng mới để cải thiện kinh tế gia đình, cách đây một năm, chị Nga mua 2 con heo rừng lai về nuôi và nhân giống giống. Đến nay, đàn heo của chị Nga đã tăng lên 14 con. Với lứa heo rừng chuẩn bị xuất bán, chị Nga ước tính thu về hàng chục triệu đồng.
Chị Lâm Thị Thanh Nga, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh: Nuôi heo này rất dễ, ít bệnh và thu nhập ổn định. Giá cả thị trường cũng ổn định, thức ăn cũng dễ kiếm. Mình có thể cho heo ăn các loại rau dại như rau muống và nhiều loại rau khác.
Theo chị Nga, heo rừng lai dễ nuôi, ít vốn và ít dịch bệnh bởi chúng là động vật hoang dả sức đề kháng cao hơn heo truyền thống. Thức ăn của heo gồm rau muống, rau lang, chuối, lục bình và các phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương. Chỉ sau 3-4 tháng, heo có thể đạt trọng lượng từ 30-40kg mỗi con và được thương lái thu mua với giá 90-100 ngàn đồng/kg, lãi trên 2 triệu đồng mỗi con .
Chị Lâm Thị Thanh Nga, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh: Vừa rồi gia đình tôi lãi khoảng 30-40 triệu đồng.
Ông Lưu Văn Phúc - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh: Heo rừng lai là vật nuôi khá mới với bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình chăn nuôi, người nuôi cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng bệnh. Bà con cần lưu ý một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả heo Châu Phi, bệnh tụ huyết trùng, bệnh lở mồm long móng và bệnh dịch tả heo tai xanh.
Mô hình nuôi heo rừng lai không chỉ tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho đồng bào người dân tộc khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương. Hơn nữa, mô hình cũng góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi cũ sang hướng phát triển bền vững.