Nuôi heo rừng theo chuỗi cung ứng
Hiện, có rất nhiều mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững đảm bảo lợi ích và giúp cải thiện kinh tế cho những người dân tham gia.
Một trong số các mô hình nông nghiệp bền vững và nổi bật nhất là mô hình nuôi heo rừng lai của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp đã khởi sướng ở khu vực phía Nam đã mang lại kết quả tốt trong nhiều năm qua nhờ chuỗi liên từ nông dân với doanh nghiệp.
Anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp cho biết: Nuôi heo rừng lai không phải là mô hình mới và cũng chẳng xa lạ gì với bà con ở ĐBSCL nhưng nuôi heo rừng theo hướng chuỗi cung ứng là một hướng đi mới giúp cho bà con yên tâm trong quá trình chăn nuôi hơn.
Khi có những chính sách hỗ trợ từ phía công ty, bà con tham gia mô hình nuôi heo rừng sẽ được hỗ trợ những chính sách đảm bảo về mặt rủi ro, không còn lo ngại về đầu ra, không phải đau đầu vì tình trạng sức khỏe của heo vì đã có đội ngũ kỹ thuật và chính sách của công ty hỗ trợ.
Ngoài ra, việc nuôi heo rừng thì rất đơn giản nhưng hiệu quả mang lại thì vô cùng cao khi mà khả năng sinh sản của heo rừng rất tốt. Còn về bản chất chủng loài thì heo lại dễ ăn các thức ăn mà ta có thể dễ dàng tìm kiếm và tận dụng ví dụ như: Rau muống, rau lan, lục bình, chuối cây hoặc các loại rau củ, quả hàng dạt mua ở chợ với giá rẻ kèm với đó là trộn thêm một chút tấm, cám, vậy là đã có thể nuôi lớn được heo rừng.
Chính vì việc có thể dễ dàng tận dụng nhiều nguồn thức ăn phụ phẩm và rẻ tiền nên mô hình nuôi heo rừng theo tính bản địa mang lại cho hộ nuôi nguồn kinh tế cao và ổn định khi không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc mua thức ăn công nghiệp so với nuôi heo trắng thương phẩm.
Ngoài ra, khi tận dụng rau củ quả để nuôi heo rừng sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thuần tự nhiên không chứa nhiều chất độc hại có trong thức ăn công nghiệp.
“Cụ thể, nhiều hộ nuôi heo rừng lai ở An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ và Bến Tre….bản thân họ cảm thấy rất vui vì tham gia theo mô hình gắn kết với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra. Vì người nuôi khi đã tham gia vào mô hình sẽ giúp cải thiện kinh tế rõ rệt chỉ sau hơn 1 năm nuôi. Có rất nhiều hộ nuôi bất ngờ với số tiền nhận được sau mỗi lần xuất heo thịt, nó quá lớn so với thu nhập của họ trước đây khi làm các mô hình nhỏ lẻ và không ổn định” anh Đoàn Phan Dinh khẳng định.
Bà Lê Thị Hồng, ở xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: Trước đây bà trồng lúa nhưng được mùa lại mất giá, được giá thì lại mất mùa phụ thuộc vào thương lái thu mua nên làm bao nhiêu năm kinh tế vẫn không phát triển.
Lúc đó bà và chồng chán nản với thu nhập bấp bênh vô tình biết đến mô hình nuôi heo rừng lai liên kết với doanh nghiệp thông qua báo đài. Từ đó bà Hồng đã quyết định đến Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp tham quan và tìm hiểu kỹ thuật nuôi, sau đó tiến hành xây chuồng nuôi 50 con heo rừng.
Chỉ trong 2 năm nuôi heo rừng bà Hồng có nguồn thu gần 200 triệu đồng/năm, đã giúp cuộc sống ổn định định hơn so với canh tác lúa trước đó.
Chuỗi cung ứng từ chuồng nuôi đến bàn ăn
Công ty Heo Rừng đã hoạt động gần 10 năm với phương chăm “Người nuôi có lời – Người ăn có lợi” vậy cách thức hoạt động của công ty là người nuôi khi ký hợp đồng nuôi heo rừng của công ty sẽ được bên phía công ty “bao đầu ra” và nhiều chính sách có lợi khác.
Sau khi thu mua heo thịt từ phía hộ nuôi về thì sẽ cung cấp sản phẩm trực tiếp đến những nơi tiêu thụ như: Nhà hàng, quán ăn, lò quay... và đặc biệt là công ty có xây dựng mô hình điểm bán heo rừng trên khắp toàn miền Nam với hơn 100 điểm bán.
Từ đó đầu ra của bà con khi nuôi heo rừng sẽ luôn được đảm bảo vì công ty không phụ thuộc vào nguồn tiêu thụ cố định mà luôn luôn phát triển nhiều nguồn tiêu thụ hơn. Vừa giúp cho bà con nông dân có nguồn thu nhập ổn định vừa mang sản phẩm sạch ra thị trường, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Hệ thống tiêu thụ sản phẩm heo rừng
Hệ thống tiêu thụ sản phẩm heo rừng hoạt động theo hình thức quán ăn như: Cơm, bún, bánh hỏi, mẹt, heo rừng quay, đồ ăn vặt… Thịt heo rừng sẽ được làm đa dạng thành các sản phẩm có mục đích sử dụng khác nhau để có thể tiếp cận nhiều nhóm đối tượng tiêu dùng nhất có thể.
Vì mục tiêu của Công ty đang hướng đến là đưa sản phẩm từ thịt heo rừng được nuôi theo hướng sạch vào bữa ăn hàng ngày để góp phần mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm sạch, đảm bảo cho sức khỏe với mức giá dễ tiếp cận.
Từ đó, góp phần cho xã hội và đất nước khi sản phẩm con người tiêu dùng hàng ngày không chứa các chất độc hại như: Chất bảo quản hay chất kích thích tăng trưởng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Thông qua mô hình liên kết với doanh nghiệp, người dân đã hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng từ chuồng nuôi đến bàn ăn của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp với mục tiêu hướng đến việc mang lại sự ổn định cho nông nghiệp nói chung và cải thiện kinh tế cho những hộ nuôi nói riêng.
Cùng với đó là mang đến thị trường sản phẩm ngon mang giá trị đặc sản và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Hy vọng mô hình sẽ được nhiều người biết đến và tham gia hơn, để góp phần xây dựng phát triển lớn mạnh hơn mô hình ý nghĩa này.