Nhằm chấm dứt nhu cầu mua các sản phẩm từ ngà voi của du khách quốc tế tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp cùng Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, thực hiện chiến dịch truyền thông tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đã Nẵng.
Giảm cầu ngà voi với du khách quốc tế đến Việt Nam
Sapo: Nhằm chấm dứt nhu cầu mua các sản phẩm từ ngà voi của du khách quốc tế tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp cùng Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, thực hiện chiến dịch truyền thông tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đã Nẵng.
Việt Nam là một trong số các quốc gia tích cực trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.
Kể từ khi Bộ luật hình sự được sửa đổi năm 2017, nhiều đối tượng buôn bán trái pháp luật ngà voi bị truy tố, xét xử, trong đó có những đối tượng bị xử đến 12 năm tù, thể hiện sự nghiêm minh trong thực thi Công ước quốc tế buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và pháp luật.
PV Ông CHU NGỌC QUÂN,
Phó Giám đốc Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam
“Trong các thành viên của CITES thì Việt Nam là một trong những nước hệ thống pháp luật khá nghiêm khắc đối với các hành vi buôn bán cũng như hủy hoại môi trường sống của các loài động vật hoang dã nguy cấp”.
Dù đã có những bước tiến đáng kể, hoạt động buôn bán trái phép các sản phẩm động vật hoang dã nói chung và các sản phẩm làm từ ngà voi nói riêng tại Việt Nam vẫn là câu chuyện nóng. Việt Nam là quốc gia có tổng khối lượng ngà voi bị bắt giữ lớn nhất thế giới và được coi là điểm nóng trung chuyển ngà voi toàn cầu. Nhiều du khách có kiến thức pháp lý sai lệch khi cho rằng, việc mua ngà voi tại Việt Nam là hợp pháp.
Nhằm chấm dứt nhu cầu mua các sản phẩm từ ngà voi của du khách quốc tế tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp cùng Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, thực hiện chiến dịch truyền thông tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đã Nẵng.
Chiến dịch truyền thông điệp “Việt Nam kiên quyết nói không với ngà voi. Mọi hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ngà voi trái pháp luật tại Việt Nam sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh” .
PV: Ông THIBAULT LEDECQ
Giám đốc Bảo tồn của WWF-Việt Nam
“Tầm nhìn của chiến dịch này là thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong du lịch. Thay vì đến Việt Nam để mua ngà voi và các sản phẩm từ ngà, chúng tôi mong muốn xu hướng này sẽ giảm đáng kể. Để đạt được điều đó, chúng tôi kêu gọi sự tham gia tích cực từ các bên liên quan, bao gồm chính phủ, cơ quan du lịch, và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu. Cùng nhau, chúng ta có thể chấm dứt nạn buôn bán ngà voi, vì lợi ích của thế giới và chính Việt Nam”.
Với sự đồng hành của các bên liên quan, chiến dịch truyền thông phòng chống buôn bán ngà voi trái pháp luật tại Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động truyền thông, hội thảo và sự kiện cộng đồng để cung cấp kiến thức, cảnh báo về những hệ lụy của việc sử dụng ngà voi, cũng như khuyến khích hành động của cộng đồng trong việc bảo vệ loài voi.
PV: Ông ĐỖ HỮU THẾ,
Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì
“Ngoài tuyên truyền bằng miệng và thực thi pháp luật, sẽ tiếp tục có những chương trình tại thực địa, giảng giải môi trường truyền thông đến từng đối tượng du khách như học sinh, sinh viên, người cao tuổi, phụ nữ …và tất cả đối tượng du khách có nhu cầu sử dụng ngà voi làm đồ trang sức”.
Thành công của chiến dịch phụ thuộc vào sự chung tay của toàn xã hội, từ chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và từng cá nhân, để xây dựng một Việt Nam không còn là “điểm nóng” buôn lậu ngà voi và tạo dựng hình ảnh du lịch bền vững, có trách nhiệm với môi trường và các loài động vật hoang dã.