Nuôi nhốt thương mại động vật hoang dã đem lại lợi ích kinh tế cho người dân, nhưng cũng làm gia tăng nhu cầu sử dụng, gây thêm áp lực lên các quần thể ngoài tự nhiên và đặc biệt là tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm sang người.
Những năm gần đây, hoạt động nuôi động vật hoang dã nhằm mục đích thương mại thu hút sự quan tâm, đầu tư của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và nông dân cả nước bởi nguồn lợi nhuận mang lại. Tuy nhiên, nuôi thương mại động vật hoang dã cũng làm tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm này, gây thêm áp lực lên các quần thể hoang dã ngoài tự nhiên, gây ra mối đe dọa đối với sự tồn tại của một số loài nguy cấp. Bên cạnh đó, nuôi thương mại động vật hoang dã còn tiềm ẩn những mối lo như dịch bệnh trên động vật hoang dã hoặc nguy cơ truyền nhiễm bệnh sang người.Đặc biệt, việc quản lý, giám sát hiệu quả để loại bỏ được việc gian lận nhằm trà trộn giữa động vật bắt bẫy hoang dã với động vật nuôi nhốt đối với các cơ quan chức năng hiện cũng là bài toán vô cùng nan giải.
Chia sẻ tại buổi Họp báo Phát động chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam -WWF-Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức, bà Nguyễn Đào Ngọc Vân - Cố vấn cấp cao của WWF-Việt Nam thông tin: Mỗi năm có khoảng 2.000 tấn thịt thú rừng và động vật hoang dã được tiêu thụ tại Việt Nam, trong đó khoảng 80% là tại các nhà hàng, quán ăn đặc sản, trong đó Hà Nội, TP.HCM là hai địa phương được khảo sát tiêu thụ với số lượng lớn nhất.
Trước những băn khoăn của dư luận về mục đích thực sự của hoạt đông nuôi nhốt động vật hoang dã hiện nay, ông Nguyễn Quốc Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm - Tổng cục Lâm nghiệp cho hay, hiện về cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật và cấp phép, quản lý nuôi nhốt động vật hoang dã đã rất đầy đủ, vấn đề ở đây chỉ là khâu quản lý và giám sát sao cho hiệu quả.
Còn về phía Cục Thú y - Bộ NN-PTNT, ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng nhấn mạnh tới vai trò của cơ quan chức năng trong việc phối hợp, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn thường xuyên cho nhóm đối tượng chủ nuôi nhằm gópphần bảo vệ các loài hoang dã cũng như bảo vệ người nuôi khỏi các mối nguy dịch bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc trong quá trình nuôi nhốt.
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, hiện cả nước có khoảng 8.600 cơ sở nuôi động vật hoang dã với 2,5 triệu cá thể, 300 loài được nuôi. Trong đó, động vật hoang dã thông thường được nuôi gồm: nai, nhím, dúi mốc, don, trĩ đỏ, tắc kè, rắn ráo, hươu sao, lợn rừng, rùa câm, ba ba trơn, ba ba gai và tắc k