TT | Time | Nội dung | Hình ảnh |
| 20s | Xã Hoằng Trường có 300 phương tiện, với 900 lao động trực tiếp khai thác sứa. Ngoài khai thác ở các ngư trường truyền thống ven biển Thanh Hóa, nhiều ngư dân Hoằng Trường đã ra tận khu vực đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) để khai thác sứa biển. | - Hình ảnh các bè đang khai thác sứa |
| 15s | Mùa sứa biển năm nay tới muộn hơn, bắt đầu từ đầu tháng 2 âm lịch. Tuy nhiên sản lượng đánh bắt cao hơn những năm trước và có thêm sứa nâu, là loại sứa có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. | Hình ảnh ngư dân đang vận chuyển sứa lên bờ |
| 20s | Sáng sớm ở khu neo đậu tàu thuyền xã Hoằng Trường hàng trăm chiếc bè mảng tấp nập cập bến, trên bè đầy ắp sứa. Ngư dân thường đi từ 4 giờ sáng để kịp giờ con nước lên, ra cách bờ từ 6 đến 12 hải lý thì bắt đầu thả lưới đánh sứa biển. | |
| 20s | Phỏng vấn Ông Lê Phạm Thảo - Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường: Nghề đánh bắt sứa mang lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương. Tạo việc làm thời vụ cho gần 1000 lao động địa phương. Ước tính doanh thu mùa sứa năm nay đạt 90 tỷ đồng. Ngoài ra trên địa bàn cũng có 1 cơ sở chế biến sứa đạt chuẩn OCOP 3 sao, từ đó nâng cao thương hiệu sứa Hoằng Trường đến với người tiêu dùng. | Hình ảnh ông Lê Phạm Thảo |
| | Trung bình mỗi bè đánh bắt được từ 150-200 con sứa biển. Năm nay mỗi con sứa tươi bán với giá 15.000 - 20.000 đồng/con, trừ chi phí mỗi ngày cũng thu được tiền triệu cho 1 lao động. Trữ lượng được đánh giá sẽ gấp nhiều lần năm trước nên ngư dân vô cùng phấn khởi. | Hình ảnh thu hoạch sứa |
| 25s | Những ngày này, nhiều lao động làm hậu cần nghề cá cũng có việc làm với mức thu nhập khá. Việc phân loại, cắt sứa và vận chuyển cũng mang lại thu nhập từ 200 - 300 ngàn đồng/người/ngày. | Hình ảnh công nhân chế biến sứa |
| 20s | Trước đây, sản phẩm sứa được tiêu thụ nhiều tại Thanh Hóa, còn hiện nay có thương lái Trung Quốc đến tận xưởng thu mua. Với sự nỗ lực, tinh thần năng động, sáng tạo và sự nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh, anh Lê Phạm Thao 36 tuổi (thôn Giang Sơn, xã Hoằng Trường) đã xây dựng thành công sứa thành sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh của Thanh Hóa, mở ra thị trường rộng mở hơn cho sứa biển Hoằng Trường. | Hình ảnh công nhân chế biến sứa |
| 20s | Phỏng vấn anh Lê Phạm Thao chủ cơ sở chế biến sứa Thao Linh: Bình quân mỗi vụ, cơ sở tôi thu mua từ 500 - 600 tấn sứa tươi, từ đó sản xuất được 50 - 60 tấn sứa thành phẩm. Tạo việc làm thời vụ cho 5 lao động địa phương. Việc phát triển chế biến sứa sẽ giúp các bè mảng khi khai thác về có nơi tiêu thụ ổn định, nâng cao nguồn lợi từ sứa mang lại. | Hình ảnh anh Lê Phạm Thao |
| | Cùng với việc động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vươn khơi, bám biển, để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản này, chính quyền địa phương cũng thường xuyên phối hợp với ngành Thủy sản Thanh Hóa khuyến cáo ngư dân và các cơ sở chế biến giữ gìn vệ sinh môi trường trong đánh bắt, thu hoạch, chế biến sứa, tránh gây ô nhiễm môi trường gần khu du lịch Hải Tiến. | Hình ảnh thu hoạch và chế biến sứa |