| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân Đồ Sơn được mùa sứa đỏ

Thứ Hai 07/04/2025 , 08:02 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Sau hơn 20 năm, người dân vùng biển Đồ Sơn mới lại trúng đậm sứa đỏ, sau mỗi ngày ra khơi, hầu hết tàu thuyền trở về đều bội thu.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày

Những ngày đầu tháng 4/2025, ngư dân theo nghề đánh bắt hải sản tại quận Đồ Sơn (TP Hải Phòng) ai cũng phấn khởi vì sứa đỏ được mùa. Chỉ với chiếc tàu nhỏ ra khơi trong một ngày, nếu trúng sứa đỏ, ngư dân có thể thu về vài triệu đồng. 

Vụ sứa bội thu cho cả ngư dân và thương lái. Ảnh: Đinh Mười.

Vụ sứa bội thu cho cả ngư dân và thương lái. Ảnh: Đinh Mười.

“Mọi năm mỗi chuyến đi biển cùng lắm chỉ được vài con sứa đỏ thôi nhưng năm nay được rất nhiều. Dù giá sứa đỏ cao hơn sứa trắng nhưng so với mọi năm hiện giá sứa đỏ chỉ bằng 1/3 nên ai cũng tiếc”, ngư dân Nguyễn Văn Ngọc chia sẻ sau khi bốc xong số sứa trên tàu cho thương lái.

Cũng theo anh Ngọc, sứa tập trung nhiều ở vùng biển cách bờ khoảng 1km và dập dềnh trong nước, ngư dân dùng những tấm lưới dài khoảng 300m để vớt. Hàng ngày anh Ngọc cùng bạn thuyền ra khơi từ 4h sáng, tới 8h thì vào bờ.

Thời điểm sáng sớm sóng lặng nên dễ vớt hơn và không phải năm nào cũng có sứa, có năm sứa không về. Một con sứa đỏ nặng đến vài chục kg. Do thân sứa đỏ chứa nhiều nước nên nếu gặp con to phải phân ra thành nhiều miếng để dễ đưa lên thuyền, sau đó đưa về bờ bán cho thương lái.

Cảng cá Ngọc Hải (quận Đồ Sơn) những ngày này rất náo nhiệt, tấp nập xe cộ, kẻ mua người bán tại khu vực âu cảng. Theo ngư dân địa phương, thông thường mùa sứa bắt đầu ngay sau Tết và kéo dài đến hết tháng tư nhưng năm nay sứa xuất hiện chậm hơn. Tuy vậy, lượng sứa đỏ lại chiếm đến 2/3 sản lượng mỗi chuyến đi biển. Mặc dù nhẹ hơn sứa trắng nhưng sứa đỏ ăn ngon hơn, được ưa chuộng và giá cao hơn.

Sự xuất hiện trở lại của sứa đỏ có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cho thấy nguồn lợi thủy sản đang dần phục hồi tích cực. Ảnh: Đinh Mười.

Sự xuất hiện trở lại của sứa đỏ có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cho thấy nguồn lợi thủy sản đang dần phục hồi tích cực. Ảnh: Đinh Mười.

“Năm nay sứa đỏ nhiều lắm, rất nhiều năm rồi mới lại thấy. Hàng ngày có đến hàng trăm tàu thuyền ghé vào bến, chiếc nào cũng đầy ắp sứa. Chỉ tiếc là giá sứa năm nay hơi thấp, con to con bé gì cũng chỉ được 25 nghìn đồng, còn mọi năm phải được 60 - 70 nghìn đồng/con”, chị Nguyễn Thị Xuân, một thương lái có mặt tại cảng cá chia sẻ.

Tín hiệu vui về nguồn lợi hải sản

Anh Lưu Đình Phong, chủ xưởng sứa Hải Thành, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cho biết, mỗi chu kỳ thuỷ triều, khoảng 14 ngày một lần, xưởng sứa của gia đình anh thu mua từ 3.000 đến 4.000 con sứa để chế biến.

Sứa sau khi thu mua được loại bỏ phần thân và chân, riêng sứa đỏ được giữ nguyên hình dạng, không cắt nhỏ rồi đưa vào máy làm sạch nhớt và khử mùi tanh. Sau đó sứa được ướp muối cho đến khi đạt độ “chín” lý tưởng trước khi đưa ra thị trường.

Tương tự như sứa trắng, sứa đỏ muối mặn có thể bảo quản thời gian dài trong điều kiện bình thường. Bên cạnh phương pháp muối mặn truyền thống, người dân Đồ Sơn còn chế biến sứa với sú vẹt, tạo nên món ăn độc đáo và hấp dẫn.

Xưởng chế biến sứa của anh Lưu Đình Phong tại cảng cá Ngọc Hải. Ảnh: Đinh Mười.

Xưởng chế biến sứa của anh Lưu Đình Phong tại cảng cá Ngọc Hải. Ảnh: Đinh Mười.

"Trước năm 2000, ngư dân địa phương gần như không đánh bắt sứa, chỉ chế biến một lượng nhỏ theo phương pháp truyền thống. Sau này, khi biết đến phương pháp chế biến sứa muối mặn, nhiều xưởng chế biến sứa ra đời, tạo việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập ổn định, qua đó giúp ngư dân phát triển nghề đánh bắt mới”, anh Lưu Đình Phong chia sẻ.

Theo ông Lưu Văn Quân - Phó Chủ tịch UBND phường Hải Sơn (quận Đồ Sơn), từ năm 2000, sứa đỏ gần như biến mất khỏi vùng biển Đồ Sơn. Năm 2025, mặc dù mùa sứa đến muộn và sản lượng giảm, tuy nhiên nhờ tỷ lệ sứa đỏ nhiều nên đã giúp ngư dân gỡ gạc lại chi phí khi vươn khơi. Việc xuất hiện trở lại lượng lớn sứa đỏ không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn đánh dấu sự hồi sinh của một nguồn lợi thủy sản quý.

Ông Đặng Văn Chiên – Phó Giám đốc phụ trách Ban quản lý Cảng cá, bến cá Hải Phòng cho biết, sứa đỏ năm nay xuất hiện nhiều hơn mọi năm và hầu như tàu thuyền ra khơi trở về khai báo đều có loại hải sản này. Các tàu thuyền ra vào cảng đều được kiểm tra thủ tục theo đúng quy định chống khai thác IUU.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh [Bài cuối]: Tây Ninh tiên phong

Tỉnh Tây Ninh hội tụ đủ các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa để phát triển kinh tế, đặc biệt là thu hút đầu tư, phát triển chăn nuôi hiện đại.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Xây dựng vùng trồng 50ha nhãn phục vụ xuất khẩu

SƠN LA Giống nhãn Ánh Vàng 205 được trồng và ghép cải tạo với diện tích 50ha tại Sơn La, dự kiến tăng 20% năng suất so với giống cũ, định hướng xuất khẩu.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất