Bệ phóng từ các chương trình khởi nghiệp đã và đang là động lực giúp các kỹ sư nông nghiệp trẻ có thêm động lực để hiện thực hoá các dự án khởi nghiệp.
Khởi nghiệp hành trình trở lại để dựng xây
Sapo: Bệ phóng từ các chương trình khởi nghiệp đã và đang là động lực giúp các kỹ sư nông nghiệp trẻ có thêm động lực để hiện thực hoá các dự án khởi nghiệp. Từ đó góp phần tích cực vào hoạt động tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương, thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ trong trong việc kiến tạo một nền nông nghiệp trách nhiệm và bền vững và hội nhập.
Phỏng vấn
Sinh viên AN VĂN TUẤN
Khoa Cơ - Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Coi như là thực chiến, thực chất là thực chiến. Khi bọn em đã đi thi, chúng em không những chỉ tiếp xúc với mọi người, không chỉ tiếp xúc với các doanh nghiệp, mà còn tạo cho bọn em những cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp, phục vụ cho việc tìm kiếm việc làm, tiếp xúc được nhiều với doanh nghiệp thì bọn em có nhiều kỹ năng hơn”.
Anh NGUYỄN THANH BÌNH
Giám đốc HTX Chăn nuôi Yên Hòa Phú, Yên Bái
“Gửi thông điệp đến các bạn sinh viên dù có thất bại thì cũng đã cho các bạn được những trải nghiệm, những bài học từ khi là sinh viên cho đến khi ra trường đi làm”
Chị TRẦN ANH XUÂN
Giám đốc Hợp tác xã Sa Pa Secrets, Lào Cai
“Dù có nhiều khó khăn vất vả tôi vẫn phải vững bước vì nông nghiệp đã ăn sâu vào máu của tôi”
Những lời tự sự xuất phát từ trái tim của những kỹ sư trẻ trên con đường khởi nghiệp nông nghiệp.
Dù xuất phát điểm có thể khác nhau, nhưng ở họ đều có một điểm chung là tinh thần học hỏi, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng vượt khó và trên tất cả là khát khao muốn khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại, trách nhiệm và bền vững.
TÊN PHÓNG SỰ: “KHỞI NGHIỆP - HÀNH TRÌNH HẠNH PHÚC
Sau khi rời giảng đường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cô kỹ sư trẻ Trần Anh Xuân đứng trước nhiều sự lựa chọn công việc có thể mang đến cho mình mức thu nhập tốt. Nhưng xuất thân từ nhà nông, thấu hiểu nỗi vất vả của những người phụ nữ làm nông, với tri thức của mình, chị luôn khao khát có thể giúp đỡ chị em đồng bào dân tộc thiểu số có được cuộc sống ổn định trên chính quê hương của họ. Vì thế, tháng 12/2018, chị đã liên kết với phụ nữ xã Tả Phìn để thành lập HTX Sapa Secrets hoạt động theo mô hình hợp tác xã cộng đồng do chị làm giám đốc. Họ đã chọn cây tía tô, loài cây rất gần gũi với đời sống nhưng lại là vị thuốc quý trong y học cổ truyền mà không phải ai cũng hiểu hết công dụng của chúng để khởi nghiệp. Sau khi thu hoạch, tía tô được phơi khô, sau đó chế biến thành các sản phẩm khác nhau như: Trà tía tô, các loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe… được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Những để có được kết quả ngày hôm nay, chị Xuân đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn về vốn, về quy trình sản xuất và đầu ra sản phẩm.
Chị TRẦN ANH XUÂN
Giám đốc Hợp tác xã Sa Pa Secrets
Đã có lúc tôi định giải tán HTX vì quá khó khăn. Thế nhưng, nếu tôi dừng lại thì rất nhiều người sẽ không có công ăn việc làm. Hiện tại, HTX đang tạo công ăn, việc làm cho 10 thành viên toàn thời gian. Ngoài ra 1 năm mình cũng thuê từ 3 đến 4 nghìn công nhật là các chị em phụ nữ ở địa phương để trồng, chăm sóc và thu hoạch tía tô.
Thành viên HTX (tên, địa chỉ)
Từ khi làm việc tại HTX tôi đã được học hỏi rất nhiều trong công việc, tôi rất yêu thích công việc làm nông nghiệp tại đây, tôi có thu nhập ổn định ….
Thành viên HTX (tên, địa chỉ)
Hạnh phúc lắm, vui lắm, nhờ có HTX mà tôi đã thoát nghèo, con cái của tôi được đến trường, công việc ổn định.
Theo chị Xuân, có 2 vấn đề khó khăn nhất đối với sản xuất nông nghiệp đó là thời tiết và thị trường. Thế nhưng tía tô là cây trồng bản địa, chúng khỏe, ít sâu bệnh do đó ít chịu tác động của thời tiết, khi phát triển thành hàng hóa, bà con cũng dễ dàng thích nghi với tập quán canh tác mới. Còn về thị trường, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, chị Xuân đã được tham gia vào các câu lạc bộ khởi nghiệp, chị đã thành công với dự án su su Tam Đảo và giành giải nhất chương trình Khởi nghiệp toàn quốc Vì Khát vọng Việt năm 2013. Nhờ đó chị mở rộng được các mối quan hệ, giúp ích rất nhiều cho hoạt động phát triển thị trường của HTX hiện nay.
Chị Xuân chỉ là một trong số hàng nghìn sinh viên thuộc hệ hệ thống học viện, các trường đại học, cao đẳng, TPPT trực thuộc Bộ NN - PTNT khởi nghiệp thành công.
Với sứ mệnh trở thành bước đệm thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam,từ năm 2014, chương trình Khởi nghiệp Nông nghiệp ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã lan tỏa tinh thần khởi nghiệp nông nghiệp đến với học sinh, sinh viên trên cả nước. Được phát động từ năm 2014, sau 10 năm, cuộc thi đã thu hút hơn 1400 dự án và trên 100 trường THCS, THPT, cao đẳng, đại học trong cả nước tham gia.
Dự án “Hệ thống giám sát chăm sóc cây trồng” của Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Bắc Ninh đã đạt giải Khuyến khích Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp HSSV giáo dục nghề nghiệp” toàn quốc năm 2022; Dự án: Bánh chưng ngũ sắc, nhóm học sinh khoa Khoa học cơ bản, Trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp, Giải khuyến khích Startup Kite…
Dự án Nước rửa chén Sapowash của các bạn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi đã giành Giải Ba chung cuộc tại Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 do Bộ GD&ĐT tổ chức. Dự án Mô hình găng tay Robot thông minh phục hồi khả năng vận động bàn tay con người được Đài truyền hình Việt Nam thực hiện phóng sự và phát sóng 2 lần trên VTV1 khung giờ vàng. Dự án giành giải Nhất tại Ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên năm 2024.
Bên cạnh đó, nhằm ươm mầm, nuôi dưỡng và khơi dậy những ý tưởng, niềm đam mê khởi nghiệp ngay từ trung học phổ thông cho các em học sinh, năm 2022, các trường đại học ở 26 tỉnh, thành phố tổ chức chương trình hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”, thu hút hơn 1.000 trường THPT và 200.000 học sinh tham dự trực tiếp và trực tuyến.
Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang cũng đạt được nhiều kết quả trong phong trào khởi nghiệp do tỉnh Bắc Giang tổ chức. Một số dự án tiêu biểu như: Dự án “Phát triển hệ thống tour du lịch trải nghiệm fullday, halfday tại tỉnh Bắc Giang” đạt giải nhì cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Bắc Giang 2018. Dự án “Tiệm Nàng Mây” đạt Giải Ba cuộc thi "Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" năm 2022…
Trường Đại học Lâm nghiệp cũng đã giành ngôi vị quán quân ngôi sao khởi nghiệp Unitech (dự án từ trường đại học) trong “Cuộc thi Tìm kiếm ngôi sao khởi nghiệp sáng tạo - EDTECH VIETNAM 2021
Nhờ Chương trình Khởi nghiệp Nông nghiệp mà những sinh viên trẻ đã được tiếp sức để hiện thực hóa tình yêu với nông nghiệp, mang khát vọng và sứ mệnh lớn lao của tuổi trẻ góp phần một nền nông nghiệp tích hợp đa giá trị, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, xanh và bền vững.
Các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp cấp trường hàng năm đã trở thành “sân chơi” lành mạnh, bổ ích và vô cùng thiết thực với học sinh, sinh viên. Trang bị cho học sinh, sinh viên thêm nhiều kiến thức và một nền tảng khoa học, công nghệ và những ý tưởng để khởi nghiệp đặc biệt trong thời kỳ công nghệ chuyển đổi số. Qua từng năm, các dự án, ý tưởng khởi nghiệp đã được tăng dần hàm lượng về tính mới, tính sáng tạo, tính khả thi cao, tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể, thực tiễn của nhà trường, xã hội.
Bạn NGUYỄN THANH NGHỊ
Sinh viên Khoa Cơ - Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
[Thanh Nghị 1:56 - 2:17] “Vì hình ảnh nông nghiệp Việt Nam không phải là về lúa hay là về những cái việc về công nghiệp phát triển cao mà cả về vật phần, máy móc và công nghệ chuyển đổi số. Em muốn lan tỏa những cái đấy cho những bạn sinh viên và cả những bạn tân sinh viên chuẩn bị hướng tới học viện nông nghiệp để các bạn có thể có một cái hướng đi rõ ràng và một cái lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân mình.”
Có thể thấy rằng, hệ thống các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn quốc đã xem khởi nghiệp là khát vọng thường trực của học sinh, sinh viên. Nhờ đó, mỗi cơ sở đào tạo đều có dấu ấn rõ nét, tạo động lực, niềm tin để lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong đông đảo học sinh, sinh viên.
Ban NGUYỄN LAN ANH
Đại học Thủy lợi
Thông qua các cuộc thi khởi nghiệp đã giúp em trưởng thành hơn, em học được rất nhiều điều từ các cuộc thi để giúp ích sau này ra trường. Em mong muốn được giúp đỡ những người nông dân.
Có thể khẳng định rằng, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đã và đang được phát triển sâu rộng trong các trường đặc biệt đối với các trường đại học, học viện trực thuộc Bộ NN và PTNT. Hoạt động khởi nghiệp ngày càng có sức thu hút rộng rãi đối với học sinh, sinh viên đã giúp họ thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm, tạo môi trường học đi đôi với hành; sinh viên tham gia vào hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có cơ hội phát triển năng lực bản thân, bao gồm kỹ năng quản lý đến khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Thông qua các hoạt động này, những ý tưởng của HSSV đã được chắp cánh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp. Những dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như môi trường, giáo dục, tạo ra những giải pháp mới và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Từ bệ phóng của các chương trình Khởi nghiệp được tổ chứ chàng trăm dự án khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên đã được hiện thực hóa thành các công ty, hợp tác xã do chính họ là lãnh đạo, góp phần tích cực vào hoạt động tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương, thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ trong trong việc kiến tạo một nền nông nghiệp trách nhiệm và bền vững và hội nhập!