Một nông dân Bắc Ninh đã biến những mảnh ruộng khó canh tác thành vùng trồng mướp lấy xơ. Qua đó tạo ra các mặt hàng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao.
Trồng mướp lấy xơ, 'hô biến' thành sản phẩm xuất khẩu triệu USD
Một nông dân Bắc Ninh đã biến những mảnh ruộng khó canh tác thành vùng trồng mướp lấy xơ. Qua đó tạo ra các mặt hàng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao.
Đây là những trái mướp sắp cho thu hoạch với diện tích rộng gần 8 héc ta của Công ty TNHH TMDV Ánh Dương Kinh Bắc, thôn Kim Tháp, xã Nguyệt Đức, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Xuất phát từ ý tưởng khởi nghiệp bằng xơ mướp của anh Tạ Quý Tôn, hành trình của những trái mướp già dài lúc lỉu này, sẽ có một điểm đến vô cùng mới lạ.
Không phải trên bàn ăn mà sẽ là trên các kệ của nhà tắm, khu vực nhà bếp hay các khách sạn, khu resot cao cấp.
Ông NGUYỄN KHẮC LONG
Phó Giám đốc Công ty TNHH TMDV Ánh Dương Kinh Bắc
Ngày xưa các cụ mình chỉ dùng xơ mướp xuất khẩu để rửa bát, cũng với nhu cầu tại các khu khách sạn resot 5 sao đang có xu hướng cần, thứ hai là người ta cần tính an toàn.
Hiện tại công ty đang sản xuất và suất khẩu một số nước như Nhật Hàn Quốc Ở châu âu có Hà Lan có đức, pháp Ở châu Mỹ thì có Mỹ Nhật.
Nếu khu vực này trước đây cỏ dại mọc hoang, đất đai khô cằn khó canh tác….. thì nay như khoác lên mình một diện mạo mới, một màu xanh của mướp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nắm bắt được nhu cầu đó mà nay diện tích trồng mướp đã không ngừng được nhân rộng.
Toàn bộ vùng nguyên liệu rộng gần 8 héc ta này được Công ty trồng thực hành theo tiêu chuẩn VIETGAP.
Dù không sử dụng làm thực phẩm thế nhưng các sản phẩm từ xơ mướp được người tiêu dùng sử dụng hàng ngày, do vậy sự an toàn và chất lượng sản phẩm sẽ là tiêu chí hàng đầu.
Hiện tại cơ sở sản xuất xơ mướp xuất khẩu nàyđã tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 20 lao động tại địa phương.
Bà HOÀNG THỊ YÊN
Thôn Thư Đôi, xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Thu nhập bình quân một tháng của tôi được 5.000.000 đến 6.000.000 đồng, tôi thấy mô hình trồng mướp của anh tôn tạo ra sản phẩm tốt và tạo được công ăn việc làm cho địa phương chúng tôi.
Đến nay mỗi tháng cơ sở xuất bán được từ 30.000 – 50.000 sản phẩm sơ mướp, thu nhập bình quân 30 nghìn đô la Mỹ mỗi tháng.
Mỗi công đoạn chăm sóc trồng mướp lấy xơ đều rất tỉ mỉ, do đó người chăm sóc mướp phải khéo léo.
Bà NGUYỄN THỊ ĐUA
Thôn Thư Đôi, xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Công đoạn nâng quả và tỉa lá là quan trọng nhất nếu không nâng thì quả quấn vào nhau thì sẽ không phát triển được.
Trải qua các công đoạn ngâm xơ, tách xơ, giặt xơ, và phơi xơ để xơ mướp được đảm bảo đưa vào gia công trước khi tạo ra các sản phẩm.
Mỗi sản phẩm từ xơ mướp đều mang tính độc đáo riêng nên đòi hỏi mỗi công nhân phải trau chuốt, tỉ mỉ trong từng công đoạn.
Tới đây 3 sản phẩm của công ty sẽ được tỉnh Bắc Ninh đưa vào danh mục sản phẩm OCOP của địa phương, tiến đến việc công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng 5 sao.
Bà VƯƠNG THỊ HÂN
Chủ tịch UBND xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Gia đình nhà anh Tạ Huy Tôn thôn Kim Tháp thuê lại diện tích đất của bà con trên địa bàn chủ yếu là những diện tích khó canh tác ở địa lý cao và canh tác lấy nước khó khăn nên do đó khi chuyển sang mục đích trồng mướp để làm các nguyên liệu xuất khẩu thì rất hiệu quả.
Các sản phẩm làm từ xơ mướp sẽ dần thay thế các chất liệu như nilon và nhựa qua đó giảm thiểu tối đa lượng rác thải độc hai ra môi trường.
Là người nông dân dám nghĩ, dám làm đầy tính sáng tạo.
Ít ai ngờ rằng xơ mướp là thứ bỏ đi nhưng lại được anh Tạ Quý Tôn “phù phép” thành các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.