| Hotline: 0983.970.780

Tiêm vacxin tả lợn châu Phi, đàn lợn đạt tỷ lệ bảo hộ 80%

Thứ Sáu 04/10/2024 , 07:31 (GMT+7)

QUẢNG NINH Qua kiểm tra đánh giá, đàn lợn tại TP Móng Cái được tiêm thử nghiệm vacxin dịch tả lợn Châu Phi, đạt tỷ lệ bảo hộ 80%.

Cán bộ thú y tiêm vacxin tả lợn Châu Phi tại TP Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cán bộ thú y tiêm vacxin tả lợn Châu Phi tại TP Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện nay, để phát triển chăn nuôi bền vững, bên cạnh các biện pháp an toàn sinh học, tiêm vacxin được xem là giải pháp tối ưu để chủ động bảo vệ đàn vật nuôi. 

Tháng 5/2024, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu xuất hiện ổ dịch tả Châu Phi đầu tiên tại TP Móng Cái. Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh, từ khi dịch xuất hiện đến 9/8/2024, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 500 hộ ở 87 thôn, khu của 32 xã, phường trên địa bàn 9 địa phương (bao gồm Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long) với tổng số lợn chết, tiêu hủy là 3.661 con, tổng trọng lượng trên 160 tấn.

Theo bà Chu Thị Thu Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hầu hết các ổ dịch tả lợn Châu Phi đều xảy ra ở những đàn lợn chưa được tiêm phòng vacxin của những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, chưa đảm bảo an toàn sinh học.

Qua kết quả giám sát của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, tỷ lệ lưu hành virus dịch tả lợn châu Phi trong môi trường chiếm khoảng 3%, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

"Những đàn lợn bị mắc dịch tả lợn Châu Phi, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%, virus dịch tả lợn Châu Phi có thể tồn tại lâu dài trong môi trường và các sản phẩm thịt lợn. Đặc biệt, sản xuất và chăn nuôi tại Quảng Ninh mới đáp ứng được 40% tiêu thụ nội tỉnh, phần lớn là nhập từ các địa phương lân cận, vì vậy nguy cơ lây lan dịch luôn ở mức cao", bà Chu Thị Thu Thủy cho biết.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh đã phối hợp với đơn vị sản xuất vacxin là Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đánh giá thử nghiệm vacxin tại TP Móng Cái.

Theo đó, từ 29/7-5/8/2024, trên địa bàn TP Móng Cái đã có 2.393 con lợn được tiêm phòng thử nghiệm vacxin dịch tả lợn Châu Phi. Trong đợt tiêm phòng thử nghiệm tại xã Hải Xuân và Hải Tiến (từ 29-31/7) đã có 140 hộ dân với tổng số 1.698 con lợn được tiêm, đợt tiêm ngày 5/8 tại phường Hải Yên và xã Hải Đông có 41 hộ với 695 con lợn được tiêm.

Đàn lợn chủa ông Hoàng Văn Bình (xã Hải Xuân, TP Móng Cái) khỏe mạnh sau khi tiêm. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đàn lợn chủa ông Hoàng Văn Bình (xã Hải Xuân, TP Móng Cái) khỏe mạnh sau khi tiêm. Ảnh: Nguyễn Thành.

Bà Chu Thị Thu Thủy cho biết, Chi cục phối hợp chặt chẽ với địa phương và các chủ hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát trong 21 ngày và thực hiện các biện pháp kỹ thuật và xử lý rủi ro sau tiêm phòng.

Hơn 10 năm chăn nuôi lợn, ông Hoàng Văn Bình (xã Hải Xuân, TP Móng Cái) hiện đang sở hữu trang trại với 140 con. Trước sự nguy hiểm luôn rình rập do dịch bệnh, ông Bình đã mạnh dạn tiêm thử nghiệm vacxin dịch tả lợn Châu Phi cho 110 con lợn của gia đình với hy vọng đàn vật nuôi có sự bảo hộ tốt nhất. Đến nay, đàn lợn của ông Bình vẫn phát triển khỏe mạnh.

Ngày 17/9/2024 (sau tiêm phòng vacxin 42-45 ngày), Chi cục phối hợp với Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam lấy 30 mẫu huyết thanh đánh giá bảo hộ của vacxin sau tiêm phòng. Kết quả 24/30 mẫu dương tính, có kháng thể dịch tả lợn Châu Phi trong mẫu kiểm tra, đạt tỷ lệ 80%, 6/30 mẫu âm tính, tỷ lệ không đạt bảo hộ là 20%. Theo quy định, đây là tỷ lệ bảo hộ tốt, đạt yêu cầu miễn dịch cao.

Việc triển khai thực hiện thí điểm tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn tại TP Móng Cái đạt tỷ lệ bảo hộ 80% đã cho thấy hiệu quả phòng bệnh tốt, bảo vệ đàn vật nuôi trước dịch bệnh, góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi của TP Móng Cái nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung trong thời gian tới.

Ngoài TP Móng Cái, TP Hạ Long cũng đã thực hiện tiêm vacxin dịch tả lợn châu Phi tại các xã Lê Lợi và Thống Nhất từ ngày 2/8/2024. Đến nay, đàn lợn được tiêm ổn định, không phát sinh sự cố sau tiêm.

Xem thêm
Lạng Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tái đàn vật nuôi

Lạng Sơn - Khi tái đàn vật nuôi, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc [Bài 1]: Xanh tốt trên đất đồi sỏi đá

CAO BẰNG Hàng trăm ha dâu tằm được trồng trên những sườn núi, len lỏi trong sỏi đá vươn lên xanh tốt, mang lại cuộc sống ấm no cho nông dân miền biên viễn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Sản lượng thủy sản khai thác tại Hà Nội liên tục giảm

Hà Nội có hơn 30.000ha mặt nước cùng nhiều sông hồ nhưng những năm gần đây ô nhiễm môi trường, khai thác bừa bãi khiến sản lượng khai thác thủy sản liên tục giảm.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.