Đầu tháng Chạp âm lịch, các làng mai ở An Nhơn, Bình Định luôn nhộn nhịp không khí giao thương, lặt lá chuẩn bị đón Tết cổ truyền dân tộc.
Làng mai An Nhơn vào vụ tết tạo việc làm cho hàng nghìn lao động
Đầu tháng Chạp Âm lịch, các làng mai ở An Nhơn, Bình Định luôn nhộn nhịp không khí giao thương, lặt lá chuẩn bị đón Tết cổ truyền dân tộc.
Ở An Nhơn, người trồng mai cảnh đang bắt đầu vào vụ, sẵn sàng cung ứng cho thị trường hoa tết các tỉnh phía Bắc. Việc lặt lá mai được xem là công đoạn quan trọng, cần sự cẩn trọng. Công đoạn này cũng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn lúc nông nhàn.
Anh Từ Tâm Bình – Nhà vườn Tâm Bình, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định: (vườn chuyên bon sai và trồng khoảng 2000 cây giáng long. Cơ bản là lao động trong gia đình; khi cần cắt sửa, lặt lá, uốn cây… thì thuê thêm lao động địa phương)
Từ nhu cầu của nghề trồng mai cảnh, nhiều lao động trên địa bàn cũng hình thành các nhóm chuyên chăm sóc hoặc lặt lá mai tùy từng thời điểm. Công việc không nặng nhọc nhưng yêu cần cẩn trọng, tỷ mẩn để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mai. Thời gian làm việc xuyên thời gian trong vòng trên dưới 10 ngày để kịp thời cho hoa nở đúng ngày tết.
Chị Nguyễn Thị Sương – Xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định: (tham gia các công đoạn như trồng cây, bưng chậu, nhỏ cỏ, lặt lá mai…)
Chị Nguyễn Thị Tài – Phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định: (tới mùa lặt mai thì mình vào làm 5-10 ngày, hết mùa về làm việc nhà, làm món lá)
An Nhơn được xem là thủ phủ mai vàng miền Trung, Tây nguyên với hàng ngàn hộ gia đình trồng, trên diện tích khoảng 145ha. Sự phát triển của nghề trồng mai đã góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động; thay đổi diện mạo hạ tầng nông thôn. Năm nay thời tiết thuận lợi, cây mai sinh trưởng phát triển tốt, búp nhiều. Hi vọng một mùa bội thu của người trồng mai cảnh An Nhơn.