Những rừng cây pơ mu hàng trăm năm tuổi quý hiếm đã và đang được người dân ở huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) bảo vệ, gìn giữ như báu vật của bản làng.
Những rừng cây pơ mu hàng trăm năm tuổi quý hiếm đã và đang được người dân ở huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) bảo vệ, gìn giữ như báu vật của bản làng.
Đây là đồi cây pơ mu đã có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, nằm ngay sau khu dân cư của bản Cáng Dông xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải. Cả đồi hiện có gần 70 cây lớn có đường kình trung bình từ 50 - 100 cm, nhiều năm qua được bà con dân bản bảo vệ nghiêm ngặt.
Theo ông Giàng Sang Phàng ở xã Nậm Khắt, năm nay ông đã ngoài 60 tuổi nhưng cũng không biết chính xác tuổi của những cây pơ mu to trên khu đồi này. Từ khi sinh ra và lớn lên ông và bạn bè cùng trang lứa đã gắn liền với những cây pư mu sừng sững. Hiện nay, số lượng cây ngày càng nhiều hơn so với trước bởi người dân trồng thêm và bảo vệ tốt. Để bảo vệ khu rừng quý này, bản Cáng Dông không giao cho hộ gia đình hay cá nhân nào mà quy ước nó là nhiệm vụ chung của dân bản, cấm không cho ai chặt hay khai thác, ai vi phạm sẽ phạt nặng.
PB Ông GIÀNG SANG PHÀNG, Xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Dịch: “Tôi thấy hiện nay số lượng cây pơ mu ở rừng còn rất ít nên sau này con cháu sẽ không biết về loại cây này, tôi chỉ mong người dân bản cũng như các cấp cùng chung sức bảo vệ cây và thảm thực vật trong đồi cây này để tạo cảnh quan thu hút khách đến thăm quan, cũng như gìn giữ cho thế hệ sau”
Nậm Khắt là xã giáp danh với các xã Cao Phạ, Púng Luông, Chế Tạo của huyện Mù Cang Chải và xã Ngọc Chiến của huyện Mường La (tỉnh Sơn La). Đây cũng là địa phương có gần 8.000 ha rừng là vùng đệm của khu bảo tồn loài và sinh cảnh của huyện Mù Cang Chải. Hiện nay trên địa bàn xã còn khoảng vài trăm cây pơ mu trưởng thành nằm giải rác ở hầu hết các bản, thậm chí có những hộ gia đình mang từ rừng về trồng ngay cạnh nhà hay trong vườn.
Pơ Mu 1 trong những loại gỗ quý trong nhóm A2, mọc ở độ cao trên 1000 m của hầu hết các cánh rừng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái). Tại nhứng khu rừng có quần thể cây pơ mu lớn, đường kính gốc từ 50 – 100 cm, các địa phương trong huyện phối hợp với các ngành chức năng và lực lượng Kiểm lâm và người dân thực hiện đánh số quản lý, bảo vệ. Xây dựng quy ước của bản và xã với những nội dung, hình thức xử phạt cụ thể để bảo vệ và phát triển. Ngoài ra chăm sóc, phát quang cây tạp, tu sửa đường đi để tạo cảnh quan cho khách tham quan.
PB Ông LÝ A SẤU, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. “Chúng tôi đã đưa vào Nghị quyết của HĐND xã, qua đó xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức họp thôn, bản để tuyên truyền cũng như quán triệt cho nhân dân về công tác giữ rừng, đặc biệt đối với cây pơ mu, để tiến tới các bản khác trên địa bàn xã đều có đồi pơ mu như bản Cáng Dông. Qua đó vừa giữ gìn rừng gỗ quý vừa phát triển du lịch lịch xanh.”
Trước đây, rừng pơ mu ở Mù Cang Chải trải dài ở nhiều địa bàn, tuy nhiên do tác động của con người mà hiện nay số lượng cây lớn không còn nhiều. Việc chính quyền xã đưa nội dung bảo vệ rừng pơ mu vào Nghị quyết, thôn bản xây dựng quy ước để bảo vệ và phát triển rừng là điều đáng để nhân rộng. Từ đó, sẽ góp phần làm tốt công tác bảo vệ và phục hồi lại những cánh rừng pơ mu quý hiếm xưa kia.