PGS.TS Cao Việt Hà, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, Đề án nâng cao sức khỏe đất có 4 mục tiêu, trong đó Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặt ưu tiên nhất với mục tiêu số 1 và số 4. Đó là "Thực trạng quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng" và "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng".
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về sức khỏe đất
Tham luận tại Hội nghị, PGS.TS Cao Việt Hà, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, Đề án có 4 mục tiêu, trong đó Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặt ưu tiên nhất với mục tiêu số 1 và số 4. Đó là "Thực trạng quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng" và "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồnđấtg".
Theo bà Hà, về đào tạo con người, phía các Viện nghiên cứu thì có, đó là cấp trên, trong khi ở cấp địa phương thì rất thiếu. Nhiều khi đưa máy móc xuống, ở dưới lại áp dụng không đúng.
"Về dài hạn, chúng ta phải đào tạo từ cơ sở, ít nhất có một người hiểu về phân bón, sức khỏe đất. Người này sẽ là hạt nhân của đề án, từ đó mở rộng ra. Cũng cần các lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn. Đó là về mặt chính sách", PGS.TS Cao Việt Hà phân tích.
Nâng năng suất 10% khó, nhưng giảm chi phí đầu vào bằng áp dụng kỹ thuật lại dễ hơn. Muốn vậy, người nông dân phải hiểu về quan trắc, biết về sức khỏe đất.
Về xây dựng cơ sở dữ liệu, bà Hà đánh giá đây là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các công trình đang có vẻ "độc lập" với nhau. Ví dụ như năm 2018, chúng ta đã nghiên cứu về đất trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. IRRI cũng dự kiến công bố dữ liệu về này.
"Trước thực trạng đó, chúng ta càng cần có bộ dữ liệu quốc gia để tận dụng cả những nghiên cứu của các nơi, các đơn vị", bà Hà bày tỏ. Hiện tại, việc quản lý cơ sở dữ liệu đất đai đang giao cho Bộ TN-MT, ở địa phương do cấp tỉnh quản lý. Về nguồn thu, Bộ trưởng Bộ TN-MT đang quản lý, dựa trên khung giá do Bộ Tài chính cung cấp. Một phần khác đến từ dịch vụ nông nghiệp.
Bà Hà đề xuất Bộ NNPTNT và Bộ TNTM cùng thống nhất với nhau để hướng tới cung cấp cho nông dân. "Tôi tin rằng nông dân sẵn sàng bỏ tiền ra mua app, nếu nó tiện lợi cho họ".
5 năm một lần, Bộ TN-MT sẽ đánh giá dinh dưỡng đất. Sau 10 năm sẽ làm lại khảo sát từ đầu về sức khỏe đất. Trong khi đó, việc nhà nông diễn ra quanh năm, do đó càng cần các nghiên cứu về đất, cần thêm người thu thập số liệu từ các nguồn để tiết kiệm chi phí. Tránh việc nghiên cứu lại đề tài mà cá nhân, tổ chức khác đã làm.