Nỗ lực tự làm thủy lợi dẫn nước về đồng ruộng, đồng bào thiểu số ở xã Ngọk Yêu (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chủ động nguồn nước tưới cho nhiều diện tích lúa, ổn định cuộc sống.
Vùng quê no ấm nhờ tự làm hệ thống thủy lợi
Trên địa bàn xã Ngọk Yêu (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), nhiều diện tích bị chia cắt bởi núi đồi nên rất ít những cánh đồng lúa lớn, tập trung. Những diện tích lúa nơi đây chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún nên người dân phải nỗ lực để tự làm thủy lợi. Điều này đã phần nào chủ động được nguồn nước tưới cho nhiều diện tích lúa, giúp ổn định cuộc sống của người đồng bào Xơ Đăng.
Tại xã Ngọk Yêu (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), nơi đây có gần 1.700 khẩu, trong đó 98% dân số là người dân tộc Xê Đăng. Để đảm bảo nguồn nước tưới cho diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn, 19/28 công trình thủy lợi đã được người dân tự làm dựa trên địa hình thực tế với nhiều đồi núi, sông suối tại địa phương.
Từ những con suối, người dân tự đào kênh mương đất dẫn nước về vị trí đồng ruộng theo mong muốn. Những vị trí nguồn nước khó chảy về, người dân sẽ xin hỗ trợ xã lắp ống nước, hoặc chặt cây Đùng Đình khoét ruột làm máng dẫn nước qua. Xây dựng những công trình thủy lợi lớn, người Xê Đăng đề xuất, xã cấp sỏi đá rồi họ tự xây dựng kênh mương thủy lợi. Đơn cử như công trình thủy lợi Đăk Kring ở làng Long Láy 2 có khả năng cấp nước tưới cho 8-10ha lúa.
Ông A Thoát, Trưởng thôn làng Long Láy 2, xã Ngọk Yêu
Nói chung thì phải tập hợp 2 thôn, bàn bạc tập trung 1, 2 3 ngày, thậm chí là cả tuần. Hiện tại nói chung là dung bằng đá, đầu nguồn thì dung bằng đá nhưng có ruộng thì chưa có. Trường hợp nào mà khó khan thì dung cái cây, cây đùng đình cũng được hoặc cây khác cũng vẫn được. Chỗ nào đào đất được thì mình tận dụng bằng đất, chỗ nào không đào đất được thì mình dung gỗ, ống.
Ghi nhận tại hệ thống thủy lợi Đăk Kring, toàn tuyến đường dẫn kênh mương được làm bằng đất do người dân từ đào để dẫn nước vào đồng ruộng. Vài điểm trũng không thể dẫn nước bằng mương đất, người Xê Đăng làm máng dẫn nước bằng các chân trụ đỡ cây rừng. Máng dẫn có chiều rộng khoảng 25cm, dài từ 20 đến 30m.
Ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Ngọk Yêu
Hiện nay theo thống kê cũng như quản lý của xã thì trên địa bàn xã có 19 công trình thủy lợi nhỏ mà bà con tự làm. Xuất phát từ điều kiện sản xuất lúa nông nghiệp là chủ yếu, do đó một số thời điểm thời tiết không thuận lợi nên bà con vận động làm các kênh mương bằng đất. Bên cạnh đó, xã đã cử phân công lực lượng cán bộ cũng như là kiểm tra các thủy lợi này. Hằng năm, chúng tôi cũng đã rà soát, hỗ trợ cho bà con một số giỏ đá, ống nước để bà con gia cố lại các công trình này nhằm để sản xuất của bà con đảm bảo được năng suất lao động cũng như phục vụ cho đời sống của bà con.
Cùng với việc hỗ trợ dân sửa chữa công trình hệ thống thủy lợi, thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông cũng đã tính đến các phương án kiên cố hóa các kênh mương không chỉ ở xã Ngọk Yêu mà ở tất cả các xã trên địa bàn huyện.
Ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông
Đối với các công trình thủy lợi để đầu tư thì số đầu tư rất lớn, vì vậy bà con mà đâu tư từ làng đến kênh mương thủy lợi thì huyện luôn khuyết khích và tạo điều kiện cho bà con. Hiện nay huyện rất quan tâm đến việc này và khuyến khích bà con từ các nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia, những công trình nào lớn, suất đầu tư đảm bảo thì chúng tôi đầu tư kiên cố bằng kênh bê tong, đập đầu mối. Những công trình diện tích nhỏ, quy mô hạn chế thì chúng tôi hỗ trợ từ các nguồn thủy lợi phí, bảo vệ đất trồng lúa…
Công trình hệ thống thủy lợi tại xã Ngọk Yêu chủ yếu được người dân tận dụng gỗ trên rừng, đá ở suối để làm. Nhờ vậy mà cây lúa nơi đây phát triển rất tốt, cuộc sống của người dân được ấm no.