Những năm gần đây, bà con vùng núi Sơn La đang có sự thay đổi trong việc sử dụng phân bón, đặc biệt là sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất.
HTX Nông nghiệp Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha có 20 ha cây ăn quả đã được cấp chứng nhận VietGAP, trong đó có hơn 10 ha cây thanh long ruột đỏ được sản xuất theo hướng hữu cơ, trong đó chú trọng sử dụng các loại phân bón đảm bảo giúp cải tạo đất và sinh trưởng của cây trồng.
Bà HOÀNG THỊ THẢO
Giám đốc HTX Nông nghiệp Quỳnh Thuận, huyện Thuận Châu
Chúng tôi cũng làm kỹ thuật bên HTX Ngọc Hoàng họ hướng dẫn, phun thuốc chế phẩm sinh học, bón phân vi sinh, phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục, tưới phân cá con ủ để mà đạm, cành nào có nhiều quả cắt bỏ, để lại mỗi cành duy nhất 1 quả, cành cũng để thưa, quả cũng để thưa mới đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.
Thực tế tại Sơn La, việc sử dụng phân bón hữu cơ được nhiều hộ dân tận dụng từ các loại nguyên liệu có sẵn như: chất thải hữu cơ và cây xanh. Tuy nhiên, việc làm này dễ gây ô nhiễm môi trường và mất nhiều thời gian. Do đó, bà con đã tiếp cận nhiều hơn với các loại phân bón hữu cơ vi sinh, hiện có nhiều trên thị trường. Những loại phân bón này cung cấp các các chất dinh dưỡng có lợi cho cây, giữ đất tới xốp và hạn chế việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Chị VÌ THỊ PHƯƠNG
Bản Nà Hạ, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn
Trước đây sử dụng thuốc hóa học và phân hóa học thì hàm lượng về chất độc hại nhiều hơn, gây hại cho con người, từ khi sử dụng phân hữu cơ em thấy nó không độc hại an toàn cho người sử dụng, cây thì xanh lá hơn, quả xanh hơn và sản lượng tốt hơn.
Ông DƯƠNG GIA ĐỊNH
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La
Để quá trình sản xuất cũng như chuyên đổi từ thông thường sản xuất hữu cơ phải cần 1 thời gian dài, đặt biệt là phải quan tâm đến vật tư phân bón đầu vào, nhất là thời điểm khi giá vật tư phân bón hóa học rất cao, phải sử dụng phân bón hữu cơ để giảm chi phí gia thành, tạo ra sản phẩm nông sản an toàn, góp phần cải tạo làm giàu cho đất.
Thời gian tới, việc đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sẽ là một trong những cơ sở để tỉnh Sơn La tiếp tục nâng cao diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nâng cao chất lượng nông sản. Theo đó, tỉnh Sơn La phấn đấu có trên 13.000 ha cây trồng áp dụng VietGap và các tiêu chuẩn tương đương, và sẽ tăng lên 39.700 ha vào năm 2030./.