Gia đình bà Phạm Thị Liên, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch là một điển hình về phát triển chăn nuôi đà điểu trên vùng cát bạc màu, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Kịch bản PSTH (gói Chăn nuôi):
Hướng đi mới từ trang trại nuôi đà điểu trên cát
Dẫn: Thưa quý vị và các bạn…
Quảng Bình là địa phương có nhiều vùng đất cát bạc màu và thời tiết khắc nghiệt đặc trưng với khô hạn và nắng nóng kéo dài ngày. Vì vậy, phát triển sản xuất trên vùng cát là điều quá khó khăn với người dân. Việc lựa chọn được mô hình phát triển kinh tế phù hợp với thổ nhưỡng, thời tiết luôn là điều quan tâm của chính quyền địa phương các cấp nhắm hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất. Phóng viên THNN xin được giới thiệu mô hình nuôi đà điểu trên vùng cát có hiệu quả cao. Từ mô hình này có thể tạo nên chuỗi liên kết phát triển nuôi đà điểu tương lai không xa…
MC: Với mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, thời gian qua, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện, khuyến khích người dân đầu tư vốn, cây, con giống để phát triển kinh tế theo hướng trang trại. Mô hình chăn nuôi quy mô lớn của hộ gia đình bà Phạm Thị Liên, ở thôn Tú Loan 2, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là một điển hình về phát triển chăn nuôi trên vùng cát khắc nghiệt này.
Các đây hơn 10 năm, gia đình bà Phạm Thị Liên đã mạnh dạn thuê vùng đất cát bạc màu ở cách xa khu dân cư để đầu tư xây dựng mô hình trang trại. Thời gian đầu, vừa làm vừa học vừa tích lũy kinh nghiệm nên bà Liên cũng gặp không ít những khó khăn. Tuy nhiên với sự ham học hỏi, chịu khó nên việc chăn nuôi cũng dần đi vào ổn định và phát triển.
Từ vài chục cặp giống ban đầu, dần dần bà Liên tăng đàn lên hàng trăm con vừa nuôi đà điểu thương phẩm bán, cung cấp thịt tươi ra thị trường và nuôi đà điểu lấy trứng.
Thành công ban đầu của mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản, thương phẩm đã được ghi nhận với tổng đàn lên hàng trăm con. Để phát triển mô hình trang trại, bà Liên thành lập Hợp tác xã chăn nuôi tổng hợp Ngọc Sửu. Trang trại của Hợp tác xã luôn luôn duy trì số lượng 100 con trong chuồng trại. Và xuất bán ra thị trường mỗi năm trên 1 ngàn con giống. Cho doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm.
Phỏng vấn bà Phạm Thị Liên, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi tổng hợp Ngọc Sửu
Không dừng lại ở đó, năm 2021, được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp, gia đình chị Phạm Thị Liên đã mở rộng đầu tư chuồng trại để phát triển quy mô lớn hơn và chú trọng đến nuôi đà điểu sinh sản, cung ứng giống đà điểu chất lượng cho khách hàng có nhu cầu trong nước và xuất sang các nước như Thái Lan, Lào…
Hiện nay, trang trại chăn nuôi đà điểu của gia đình bà Liên đã chuyển giao cho cho vợ chồng người con gái là Võ Thị Ngọc Lan kế thừa, quản lý và phát triển lớn hơn, ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất.
Quá trình nuôi, thức ăn của đà điểu chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp như lúa, ngô và các loại cỏ ngọt được trồng trong trang trại, bèo tây… Tất cả nguồn thức ăn đều được làm sạch, đưa vào máy nghiền thành thức ăn tổng hợp cho đà điểu ăn mỗi ngày. Quá trình nuôi cũng cần lưu ý chuồng trại đảm bảo rộng thoáng để đà điểu vận động, chạy, múa…được thoải mái.
Hiện tại, trang trại có trên 200 con đà điểu bố mẹ. Mỗi năm, xuất ra thị trường khoảng 2.000 con giống chất lượng, cung ứng cho thị trường thịt đà điểu thương phẩm, trứng. Doanh thu nỗi năm đạt trên 5 tỷ đồng. Từ trang trại đã tạo tạo công ăn việc làm ổn định cho 15 lao động địa phương, với mức lương từ 5 đến 8 triệu đồng/người/tháng.
Phỏng vấn chị Võ Thị Ngọc Lan, Chủ trang trại nuôi đà điểu xã Quảng Hưng huyện Quảng Trạch, Quảng Bình
Với đặc trưng địa lý phần lớn diện tích là vùng cát trắng bạc màu, nhưng chính quyền địa phương xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch đã biết vận dụng tiền năng của vùng đất khó để khuyến khích, động viên bà con nhân dân mở hướng phát triển chăn nuôi, trồng trọt phù hợp với điều kiện. Hiện nay, ở địa phương này đã có nhiều hội viên nông dân mạnh dạn tìm hiểu, đầu tư làm trang trại chăn nuôi đà điểu, lợn, gia cầm…mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phỏng vấn bà Trịnh Thị Anh Thái Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Hưng, Quảng Trạch, Quảng Bình
Những năm trở lại đây, huyện Quảng Trạch luôn có chính sách khuyến khích, quan tâm và tạo mọi điều kiện về nguồn vốn, con giống, khoa học kỹ thuật, tạo động lực giúp các chủ trang trại như chị Phạm Thị Liên chú trọng đầu tư vốn để phát triển kinh tế, đem lại sự thay đổi lớn trong quá trình phát triển nông nghiệp trên địa bàn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Phỏng vấn ông Tưởng Chí Thành, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Trạch, Quảng Bình
Trong khó khăn thử thách, biết vận dụng được thế mạnh để phát triển chăn nuôi đúng định hướng và có được hiệu quả cao là điều cần được phát huy và nhân rộng.
Kết: Với tiền năng vùng đất cát bạc màu phù hợp với đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi, chăn nuôi công nghệ cao, người dân huyện Quảng Trạch sẽ bứt phá trong mũi nhọn phát triển chăn nuôi theo hướng mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong một ngày không xa.