Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, phát triển hạ tầng thủy lợi có thể góp phần giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra như sạt lở, hạn hán…
Phát triển hạ tầng thủy lợi, giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, phát triển hạ tầng thủy lợi có thể góp phần giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra như sạt lở, hạn hán…
Theo Bộ NN-PTNT Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 38 quy hoạch quốc gia chuyên ngành theo Luật Quy hoạch phải làm, cũng là quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sớm nhất. Quan điểm đầu tiên là thủy lợi đi trước phục vụ các ngành, trong đó lấy nước làm gốc để các quy hoạch khác tuân thủ theo. Đây là điểm mới và quan trọng để thực hiện Quy hoạch này gắn với công tác phòng, chống thiên tai.
Ông NGUYỄN HOÀNG HIỆP
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hạ tầng thủy lợi ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung còn có vấn đề quan trọng là phục vụ phát triển bền vững. Nước là gốc để các quy hoạch khác muốn phát triển bền vững thì theo nguồn nước. Trong phát triển hạ tầng, hạ tầng thủy lợi rất quan trọng và nhiều lúc quyết định phòng chống, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra như sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn… Thực thi điều này sẽ góp phần giảm nhẹ rủi ro này.”
Dựa trên quan điểm đó, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ tưới, cấp nước cho 3,2 triệu ha lúa; 70% - 90% diện tích cây trồng cạn, cây ăn quả, cây công nghiệp và rau màu; cấp đủ nước cho khoảng 10,5 triệu con gia súc, gia cầm... Cấp đủ nước cho sinh hoạt nông thôn, chăn nuôi, thủy sản tập trung; tạo nguồn cấp cho đô thị, công nghiệp và nhu cầu khác… Điều này cho thấy tầm quan trọng trong an ninh nguồn nước, công trình thủy lợi hiện nay.
Ông TRẦN ĐÌNH HÒA
Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Việc quản trị tổng hợp tài nguyên nước là vấn đề có sự vào cuộc củatất cả lĩnh vực, bộ ngành liên quan. Chính vì thế xây dựng, ban hành quy hoạch phòng chống thiên tai, thủy lợi là quan trọng rồi nhưng việc tổ chức triên khai thực hiện quy hoạch này như thế nào là vấn đề lớn. Như an ninh nguồn nước liên quan tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác, do vậy phải phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành để xử lý, sử dụng, quản lý khai thác nguồn nước đa mục tiêu.
Bên cạnh đó, Quy hoạch sẽ tiến tới bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi và chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước, nâng cấp 8 hồ chứa lớn, tổng dung tích tăng thêm 360 triệu m3. Đồng thời đặt ra yêu cầu và mục tiêu nâng cao năng lực phòng chống lũ quét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác.